Xử lý nước thải ngành nuôi tôm

Ngày đăng: 28/12/2019
Đăng bởi: Admin

Lợi ích kinh tế từ hoạt động nuôi tôm

Được coi là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, hiện nay tôm đang là giống thủy sản được nuôi trồng nhiều nhất trên cả nước. Trong tôm có chứa rất nhiều protein, là thành phần cần thiết để cung cấp đạm cho cơ thể. Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều vitamin, photpho, kali, magie, một phần chất béo nên rất phù hợp với những người cần bổ sung dinh dưỡng, chính điều này khiến cho con tôm mang lại lợi nhuận về kinh tế rất cao, và các đầm nuôi tôm được hình thành ngày càng nhiều.
Tại Việt Nam những năm gần đây, nghề nuôi tôm được hỗ trợ phát triển mạnh và dần trở thành một ngành chủ đạo trong việc tạo thu nhập và công ăn việc làm cho hầu hết người dân vùng ven biển. Hiện nay, tôm đang là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo trong ngành chế biến thủy hải sản, giá trị xuất khẩu tăng dần đều qua từng năm và hiện nay sản lượng xuất khẩu tôm đông lạnh đang chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thủy – hải sản của nước ta.

Xử lý nước thải nuôi tôm

Đầm nuôi tôm
 

Nước thải ngành nuôi tôm gây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Tuy có lợi nhuận cao về kinh tế, việc phát triển thêm nhiều đầm nuôi tôm lại gặp phải vấn đề nhức nhối về môi trường, vì phát triển quá nhanh nên chất thải từ ngành nuôi trồng này hiện đang gây ô nhiễm môi trường khá trầm trọng tại một số điểm. Vấn đề ô nhiễm này thường tập trung tại các cụm nuôi trồng nhỏ lẻ, các hộ dân ven biển tự xây dựng đầm nuôi mà không có hệ thống xử lý nước thải dẫn đến lượng thức ăn thừa, chất bài tiết, các loại thuốc… bị xả thẳng ra nguồn nước tự nhiễm gây ô nhiễm nguồn nước.
Nguồn nước tự nhiên này nếu bị ô nhiễm hoặc chứa các mầm bệnh, khi được đưa ngược lại đầm nuôi tôm sẽ khiến tôm bị dịch bệnh, gây tổn thất không hề nhỏ cho các hộ nuôi trồng. Chính vì thế, việc lựa chọn phương án và xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành nuôi tôm là điều rất đáng được lưu tâm hiện nay, nó không những tốt cho môi trường, hệ sinh thái mà còn giảm thiểu tối đa rủi ro về dịch bệnh.

Trong quá trình nuôi, lượng thức ăn thừa và chất bài tiết của tôm kết hợp với quá trình chuyển hóa dinh dưỡng là nguyên nhân chính tạo nên các chất gây ô nhiễm. Lượng thức ăn khi các chủ đầm tôm thả xuống khu vực nuôi trồng chỉ được tôm tiêu thụ khoảng 85%, lượng còn lại (khoảng 15%) sẽ bị thất thoát và chính điều này dẫn đến lượng ni tơ gây ô nhiễm chiếm đến 40% từ lượng thức ăn thừa này. Trong mô hình nuôi tôm thâm canh, khối lượng ni tơ và photpho tăng lên rất nhiều (Con số có thể chênh lệch từ 7 đến 31 lần) so với hình thức nuôi bán thâm canh. Các hợp chất Cabonic và chất hữu cơ có trong nước làm tăng nồng độ các chất COD, BOD, ammoniac… đồng thời làm giảm Oxy hòa tan có trong nước.
Nước tự nhiên khi bơm vào khu vực đầm nuôi có chứa các loại tảo, vi khuẩn, tạp chất… khi kết hợp với chất thải của tôm và thức ăn thừa sẽ lắng đọng dưới đáy đầm và tạo thành bùn, lớp bùn này rất có hại cho tôm do nó chứa nhiều chất có thể gây hại cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm như ammoniac, nitrit,… Lượng nước trong ao nuôi tôm cũng chứa dư lượng thuốc kháng sinh, khi rò rỉ ra môi trường tự nhiên sẽ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, nguồn nước ngầm…

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải ngành nuôi tôm

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nuôi tôm
 

Quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành nuôi tôm

Nói qua về khái niệm xiphông:

Xiphông là một phương pháp được dùng để xử lý các chất thải và một số các chất lắng dưới đáy ao, đầm nuôi tôm. Nó có khả năng hút hết các chất hữu cơ bị phân hủy dưới đáy ao hồ, giúp giải phóng được các loại khí độc như ammoniac, hydrogen sunfide  có trong bùn lắng ở đáy hồ.
Dụng cụ để xử lý bao gồm 2 ống nhựa đường kính 10-12cm, dài 1,2m, được nối với nhau thành hình chữ T, trên thân ống được khoan nhiều lỗ nhỏ (Các lỗ nhỏ này phải bé hơn kích thước của tôm nuôi trong đầm, thường phương pháp này chỉ áp dụng cho đầm nuôi có tôm trên 3 tháng). Phần cuối của chữ T này được nối vào đầu hút của bơm ly tâm có gắn cánh quạt hút nước. Bơn này nối với 1 trục dài của mô tơ. Dụng cụ này hút sạch các chất thải dưới đáy đầm nhưng không để tôm lọt vào khi hoạt động. bùn và chất thải sẽ được thoát ra khỏi ống theo phương pháp này.

Quy trình xử lý:

Đầm tôm sau khi được áp dụng phương pháp xiphong sẽ dẫn nước thải đến trạm xử lý nước thải tập trung. Lượng nước thải phát sinh từ quá trình nuôi tôm này được dẫn vào hố thu gom có bố trí song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn như các loại túi nilon, bao bì, gỗ, củi, lá cây… để tránh gây hỏng hóc cho hệ thống bơm và đường ống phía sau. Tiếp đó nước thải được dẫn qua bể điều hòa, tác dụng của bể điều hòa là ổn định lưu lượng nước thải, đồng thời điều chỉnh nồng độ của nước thải để tránh quá tải cho toàn bộ hệ thống.
Nước thải từ bể điều hòa được dẫn qua cụm bể xử lý A-A-O. Cụm bể này bao gồm bể xử lý kị khí, bể xử lý thiếu khí và bể xử lý hiếu khí, sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, trong đó:
- Bể kị khí sẽ xử lý các chất hữu cơ, Clo, các chất kim loại nặng.
- Bể thiếu khí sẽ xử lý Nito, phopho, COD, BOD.
- Bể hiếu khí sẽ khử toàn bộ lượng BOD, COD còn lại.

Sau đó nước được dẫn qua bể keo tụ - tạo bông. Tại bể này, nước thải được châm hóa chất để hình thành các bông cặn nhỏ, một máy khuấy bố trí ở đây thúc đẩy quá trình kết dính các bông cặn với nhau và lắng xuống đáy. Nước tiếp tục được dẫn qua bể lắng trọng lực. Tại bể lắng, các bông cặn sẽ lắng xuống đáy nhờ trọng lực, nước trong được bơm qua bể khử trùng để loại bỏ lượng vi khuẩn còn sót lại trong nước, sau đó xả ra nguồn tiếp nhận.

Lượng bùn thu được sau quá trình lắng sẽ được tuần hoàn về bể aerotank, phần bùn dư được chuyển sang bể chứa bùn và xử lý định kì trước khi sử dụng làm phân bón hoặc chuyển cho cơ quan có chức năng xử lý.
Nước thải đầu ra đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT

Mô hình xử lý nước thải công nghệ AAO
 

Ưu, nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ A-A-O áp dụng trong việc xử lý nước thải ngành nuôi tôm

Ưu điểm:

  • Chi phí vận hành thấp

  • Có thể di dời hệ thống

  • Có thể tăng công suất và mở rộng quy mô xử lý.

Nhược điểm:

  • Tốn diện tích xây dựng.

  • Sử dụng nhiều chủng vi sinh nhạy cảm.

  • Đòi hỏi người vận hành nắm rõ được cơ chế vận hành và có chuyên môn.

Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868