Xử lý nước thải nhà máy sữa TH

Ngày đăng: 28/12/2019
Đăng bởi: Admin

Giới thiệu sơ bộ

Là sản phẩm có thành phần các chất dinh dưỡng rất cao, sữa chứa rất nhiều nước và các loại muối khoáng, các loại protein như cazein, bơ, mỡ và đường lactoza, cùng các loại vitamin khác. Cụ thể trong sữa bò và sữa dê là hai loại nguyên liệu đầu vào chính thì thành phần các chất dinh dưỡng lần lượt như sau: 

Loại sữa

Protein

Đường

Chất béo

Casein

Chất tro

Nhũ

Sữa dê

2,9

4,3

4,3

3,7

0,9

0,8

Sữa bò

3

5

3,7

3,6

0,7

0,6

Sữa nói chung và các chế phẩm từ sữa nói riêng là nguồn thực phẩm có giá tị dinh dưỡng cao, phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi. Sữa cung cấp một nguồn năng lượng và dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với những người có thể trạng sức khỏe yếu thì việc bổ sung sữa là việc tối cần thiết. Cũng chính vì nhu cầu sử dụng sữa của chúng ta ngày một cao hơn, nên sữa và các chế phẩm từ sữa được sử dụng ngày càng rộng rãi. Song song với vấn đề này, thì lượng nước thải phát sinh từ quá trình chế biến sữa cũng là vấn đề cần hết sức lưu tâm. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất sữa là việc làm cần thiết để đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải.

Nguồn gốc của nước thải chế biến sữa

Nước thải phát sinh từ nhà máy sữa TH là sự kết hợp từ các nguồn như nước thải từ quá trình vệ sinh, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của cty, từ các công đoạn chết biến, tẩy rửa dụng cụ và sự rò rỉ từ dây chuyền sản xuất cũng như sự pha loãng của sữa và các sản phẩm khác từ sữa với nguồn nước đầu vào khi sản xuất…

Từ quy trình chế biến và sản xuất sữa, nước thải từ nhà máy chế biến sữa TH gồm có những thành phần sau:

Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty, bao gồm: khu vệ sinh, tắm giặt, khu ăn uống…

Nước thải sản xuất:

  • Bao gồm nước súc rửa các loại bồn bể, các thiết bị chứa từ các trạm tập trung sữa.

  • Nước rửa các chế phẩm từ sữa dư trong các bề mặt thiết bị như đường ống, bơm, bồn bể chứa, dây chuyền đóng gói…

  • Nước rửa sàn, rửa thiết bị…

  • Dầu mỡ rò rỉ từ động cơ và thiết bị trong dây chuyền.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa rò rỉ do quá trình vận chuyển, chiết xuất trong dây chuyền.

  • Các mẻ sữa bị hỏng do quá trình bảo quản không đảm bảo cũng được thải qua hệ thống thoát nước chung.

Thành phần và tính chất của nước thải chế biến sữa

Không tính nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh, thì thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất là các chất hữu cơ (Chiến đến 90% tải lượng hữu cơ BOD), chính vì vậy cái chúng ta cần quan tâm ở đây là BOD, COD, SS và các chất béo trong nước thải. Sữa tươi nguyên chất có lượng BOD rơi vào khoảng 100.000 mg/lít vì thế những dung dịch pha loãng sữa cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự ô nhiễm. BOD của nước thải chế biến sữa bao gồm Protein, Acid lactic, lactose và bơ.

 Nước thải từ quy trình chế biến sữa ban đầu có tính kiềm hoặc trung tính, nhưng vì sự thiếu hụt của ô xy tạo điều kiện lên men của lactose thành axit lactic nên nó có xu hướng trở nên axit hoàn toàn một cách rất nhanh chóng. Lúc đó độ pH giảm và nước thải có khả năng kết tủa casein. Hàm lượng chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải chế biến sữa rất cao, có ít cặn lơ lửng vì thế chúng là nguồn thức ăn cho các loại vi sinh, gây sự thiếu hụt oxy do quá trình tiêu thụ của các loại vi sinh vật rất nhanh. Ngoài ra, trong sữa còn có chứa N và P.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa

Do hàm lượng BOD của nước thải cao, thành phần chính là protein, chất béo và lactose nên phương pháp xử lý nước thải áp dụng công nghệ sinh học là lựa chọn hàng đầu. cũng vì hàm lượng BOD cao nên trước khi cho nước thải vào bể xử lý hiếu khí ta cho nước thải đi qua bể UASB để giảm BOD5 xuống mức an toàn tầm 400-500mg/lít trước khi xử lý nước thải bằng bể hiếu khí.

Lưu lượng và nồng độ nước thải giao động lớn theo mùa và theo thời gian sản xuất trong ngày nên việc xây dựng bể điều hòa nhằm giảm tác động của việc thay đổi lưu lượng  và nồng độ ô nhiễm, tạo sự cân bằng cho nước thải khi xử lý. Do đặc tính của nước thải chế biến sữa thường có xu hướng trở nên axit nhanh chóng nên cần phải điều chỉnh độ pH tại bể điều hòa, đồng thời cần bổ sung thêm N và p tại các nơi thiếu hụt để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành của bê sinh học. Lượng N và P được bổ sung nhằm đưa tỉ lệ BOD5:N:P = 100:5:1

Ngoài ra, việc tách lượng bơ sữa có trong nước thải và chất rắn lơ lửng được kết hợp bằng thiết bị tuyển nổi khí hòa tan trong các công trình xử lý nước thải chế biến sữa sẽ giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả xử lý của hệ thống.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa TH

xử lý nước thải chế biến sữa TH

Xem thêm về Xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa và các chế phẩm từ sữa

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 688/115 Quang Trung, Phường 11, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Trụ sở: 83-A2 khu đô thị mới Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0283 6208.102
Hotline: 0923 392 868
Email: sales@moitruongetm.vn
Website: http://moitruongetm.vn & http://cokhimoitruong.com.vn
Facebook: Công ty CP cơ khí môi trường ETM
Chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho việc xử lý nước thải TẠI ĐÂY
Xử lý nước thải hợp khối | Cơ khí môi trường | Vật tư dùng xử lý nước cấp | Vật tư dùng xử lý nước thải | Thiết bị đo, kiểm soát
Các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty:
Xử lý nước cấp.
Xử lý nước thải.
Xử lý môi trường.
Cơ khí công nghiệp.
Cơ khí xây dựng.
Bảo trì và nâng cấp hệ thống.

Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868