Quy trình xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn

Ngày đăng: 28/12/2019
Đăng bởi: Admin

Sử dụng hóa chất để xử lý nước thải công nghiệp

Do tốc độ đô thị hóa và sự phát triển hùng mạnh của nền công nghiệp, cộng với sự gia tăng dân số nhanh trên toàn lãnh thổ khiến cho tài nguyên nước chịu áp lực ngày càng nhiều. Do sự bùng nổ trong nền công nghiệp, đô thị hóa… dẫn đến hệ quả là nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề tại hầu hết các khu công nghiệp, khu đô thị do các nguồn nước thải ra không được xử lý, hoặc xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn.
Lượng nước thải từ các khu sản xuất công nghiệp chiếm phần lớn nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nói chung, bên cạnh đó là sự ô nhiễm đến từ nguồn nước thải sinh hoạt của khác khu dân cư chưa qua xử lý dẫn đến áp lực cho nguồn nước trên các địa bàn, khu vực ngày càng lớn.

Ví dụ, trong ngành sản xuất công nghiệp như ngành sản xuất giấy, ngành dệt may, chỉ số BOD  và COD là 700mg/1 và 2500mg/1, độ pH trung bình giao động từ 9-11, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn rất nhiều lần chỉ số cho phép. Nước thải từ các ngành sản xuất công nghiệp này có chứa CN- (Cyanua) với con số vượt đến 84 lần, H2S vượt đến 4,2 lần, NH3+ vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép. Chính vì thế nguồn nước thải này đã gây ô nhiễm hết sức nặng nề cho các nguồn nước mặt. Ngoài ra, nước thải từ khu công nghiệp và các ngành sản xuất công nghiệp gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường. Chính vì vậy việc xử lý nước thải để đảm bảo nguồn nước thải ra không gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân đang là vấn đề hết sức cấp bách của toàn xã hội nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng.

Xử lý nước thải khu công nghiệp
Bể xử lý nước thải công nghiệp
 

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

-  Nước thải từ nhà máy được dẫn vào bể tiếp nhận, tại đây có bố trí song chắn rác thô (SCR) để tách các loại rác có kích thước lớn ra khỏi nước thải.
-  Sau đó, nước thải được cho chảy qua bể tách dầu mỡ (Áp dụng cho các loại nước thải phát sinh từ khu chế biến thực phẩm, các khu sản xuất dầu mỡ, thiết bị cơ khí có sử dụng dầu mỡ làm chất bảo quản sản phẩm). Nước thải được bơm lên hệ thống SCR tinh để loại bỏ lượng rác có kích thước nhỏ còn sót lại trước khi để nước thải tự chảy sang bể điều hòa. Lượng rác và bùn sau khi được giữ lại ở SCR sẽ được thu gom định kì.
-  Tại bể điều hòa, nồng độ các chất gây ô nhiễm được điều hòa lưu lượng và phân bố đều trước khi đưa vào các công trình xử lý phía sau. Các đĩa thổi khí được lắp đắt ở đáy bể và sục khí vào nước thải để ngăn cản quá trình kị khí diễn ra đồng thời cung cấp oxy cho nước thải.
-  Sau đó, nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ tạo bông. PAC và Polymer cũng được châm vào nước thải ở quá trình này để thực hiện quá trình keo tụ - tạo bông. 2 chất này có tác dụng liên kết các chết keo trong nước thải để tạo ra các phần tử lớn hơn. Các phần tử này sau khi liên kết lại với nhau sẽ lắng lại dưới đáy và được tách bằng thiết bị chuyên dụng.
-  Sau khi qua quá trình keo tụ, nước thải được chuyển qua thiết bị tuyển nổi. Hỗn hợp khí và nước thải tại đây được hòa trộn và tạo thành các bọt mịn dưới áp suất khí quyển. Các bọt khí tách ra khỏi nước đồng thời kéo theo các váng dầu nổi và cặn lơ lửng còn sót lại. Lượng cặn lơ lửng và dầu mỡ sẽ được tách khỏi nước thải nhờ hệ thống gạt tự động và được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình tuyển nổi kết hợp với keo tụ cho hiệu quả xử lý rất cao, đồng thời hiệu quả loại bỏ Photpho cũng được cải thiện đáng kể nhờ hệ thống này.
-  Nước thải sau khi qua bể tuyển nổi được dẫn qua bể xử lý kị khí. Nước thải có nồng độ ô nhiễm cao sẽ được xử lý sinh hóa nhờ bùn kị khí. Quá trình sinh hóa diễn ra trong lớp bùn này bao gồm quá trình thủy phân, acetate hóa, axit hóa để tạo thành khí methane và các sản phẩm khác.
-  Nước sau khi qua xử lý sinh học sẽ được cho chảy tràn qua bể lắng. Tại đây quá trình lắng tách pha diễn ra, phần bùn được giữ lại và được bơm tuần hoàn về bể xử lý nhằm duy trì nồng độ VSV (vi sinh vật) trong bể. lượng bùn dư còn lại sẽ được chuyển sang bể chứa bùn và xử lý bằng thiết bị ép bùn.
Xử lý nước thải công nghiệp
Hóa chất trong xử lý nước thải

Hầu hết, quy trình xử lý nước thải công nghiệp của các hệ thống xử lý đều áp dụng các bước như trên. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm nguồn nước thải mà có thể lược bỏ đi một vài thành phần trong hệ thống. Đối với các hệ thống mà quy trình xử lý có tính đặc biệt nằm ngoài tính bao quát của quy trình xử lý trên thì cũng đều bao gồm các thành phần sau:
-       Xử lý cơ học: Loại bỏ rác, cặn, bùn kích thước lớn (Sử dụng song chắn rác); Điều hoa lưu lượng, nồng độ nước thải.
-       Xử lý hóa học (Keo tụ - tạo bông)
-       Xử lý sinh học (Xử lý kị khí, hiếu khí) nhằm loại bỏ các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải.
-       Xử lý bùn: Phơi bùn nhằm giảm độ ẩm trước khi thải ra môi trường.
Mô hình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
 

Trong một hệ thống xử lý nước thải, ngoài các khoản phải đầu tư mang tính chất cố định, hệ thống có sử dụng hóa chất để xử lý là một khoản đầu tư liên tục và dài hạn trong suốt quá trình duy trì và vận hành hệ thống. Hóa chất thường có giá thành cao, chính vì vậy việc sử dụng các loại hóa chất châm vào để keo tụ - tạo bông (Để xử lý các cặn lơ lửng có kích thước bé hơn 10-4mm) với một lượng thích hợp sẽ giúp cho quá trình lắng diễn ra thuận lợi, đồng thời tiết kiệm chi phí cho các đơn vị đã và đang vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Quý khách hàng có nhu cầu xây dựng hệ thống, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0904921518 để được tư vấn miễn phí về quy trình xây dựng một hệ thống phù hợp với giá thành tốt nhất.
Công ty chúng tôi với trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý môi trường, với đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm xử lý hàng trăm công trình lớn nhỏ trên khắp cả nước, cam kết sẽ đưa đến cho khách hàng một dịch vụ đạt tiêu chuẩn, chi phí đầu tư ban đầu thấp, hiệu quả xử lý cao.
Tham khảo thêm bài viết: Nguồn gốc nước thải và phân loại nước thải
 
 
 
Mô hình mô phỏng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868