Xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm đóng hộp

Ngày đăng: 28/12/2019
Đăng bởi: Admin

 

Các nguồn phát sinh nước thải của nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm đóng hộp

Nước thải tại nhà máy sản xuất thực phẩm đóng hộp bao gồm 2 loại:
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty (Phát sinh từ nhà vệ sinh, nhà ăn, bếp nấu, nhà tắm…)
- Nước thải sản xuất từ quá trình sản xuất thực phẩm đóng hộp (Phát sinh từ khâu sơ chế, chế biến các loại thực phẩm, quá trình súc rửa chai lọ, đóng hộp, đồng thời trong quá trình sản xuất có thể vương vãi ra sàn, từ dầu mỡ sử dụng trong máy móc…)

Sơ đồ công nghệ dây chuyền xử lý nước thải thực phẩm đóng hộp


 xử lý nước thải thực phẩm đóng hộp
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm đóng hộp

Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất sau khi được thu gom sẽ cho chảy qua hệ thống song chắn rác (SCR) thô. Thiết bị này có tác dụng lọc và giữ lại toàn bộ lượng rác thải có kích thước lớn để tránh tắc và hư hỏng các thiết bị bơm và đường ống phía sau. Nước thải sau đó sẽ tiếp tục được dẫn sang bẻ tách mỡ/lắng cặn. Nhờ cấu tạo đặc thù mà nước thải tại bể này sẽ được tách làm 3 lớp bao gồm:
- Lớp trên cùng: bao gồm các loại dầu mỡ, các loại rác có kích thước nhỏ, nhẹ…
- Lớp ở giữa: Là lượng nước thải chúng ta cần xử lý.
- Lớp dưới cùng: là các loại đất cát, bùn…

Lớp trên cùng bao gồm dầu mỡ, rác… và lớp đất cát, bùn lắng dưới đáy bể sẽ được hút bỏ theo định kì. Nước thải sau khi phân tách sẽ được chuyển sang hố thu gom nhờ quá trình chảy tự nhiên. Tại hố thu này, nước thải được bơm qua SCR tinh để loại bỏ lượng rác có kích thước nhỏ còn lại trong nước. Thiết bị này nhằm hạn chế tối đa lượng rác chảy vào bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, một hệ thống sục khí sẽ được lắp đặt ở đáy bể với mục đích cung cấp thêm ô xy để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động ở bể vi sinh. Bên cạnh đó, quá trình sục khí cũng làm đồng đều các thành phần COD, BOD, N,P. Ngoài ra, bể điều hòa còn có tác dụng điều hòa và ổn định lưu lượng trước khi cấp nước cho bể vi sinh. Các chất độc hại, chất bẩn trong nước thải được trộn đồng đều nên hạn chế được việc nước thải có nồng độ chất độc cao đi vào hệ thống xử lý phía sau.
Tại bể vi sinh (aerotank), Nước thải được trộn đều với không khí được cung cấp bởi dàn đĩa phân phối khí bố trí dưới đáy bể. Với việc bố trí thêm máy khuấy chìm, nước thải, vi sinh và không khí được trộn với nhau sẽ giúp cho quá trình phân hủy và xử lý BOD, COD, ni tơ, photpho, các chất hữu cơ… diễn ra nhanh chóng.
Tiếp theo, nước thải được chuyển sang bể keo tụ/tạo bông. Tại bể này, hóa chất keo tụ được châm vào, Các bông cặn sẽ liên kết với nhau thành những bông cặn có kích thước lớn hơn. Sau đó bơm sang bể lắng.
Tại bể lắng, với cấu tạo đặc thù, các bông cặn và bùn vi sinh sẽ lắng xuống đáy bể, lượng nước trong sau xử lý keo tụ ở trên sẽ được thiết bị thu nước bề mặt dẫn về bể khử trùng.
Hóa chất Clorin sẽ được châp vào bể khử trùng với nồng độ 6-9ppm tỏng thời gian 30 phút để loại bỏ vi khuẩn (ở đây chủ yếu là vi khuẩn đường ruột Coliform). Cuối cùng, nước thải sau khi xử lý được xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực hoặc sử dụng vào một số mục đích khác.
Lượng bùn thu được tại bể lắng, một phần sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank để bổ sung lượng vi sinh thiếu hụt trong quá trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm đóng hộp , Lượng bùn dư sẽ được chuyển sang bể chứa bùn để xử lý. 


Video hệ thống xử lý nước thải thực phẩm đóng hộp G.O.C

Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868