Các bước xử lý nước thải sinh hoạt

Ngày đăng: 20/02/2020
Đăng bởi: Admin

Bước 1: Xác định thành phần nước thải

Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ quá trình sử dụng nước hàng ngày như tắm, rửa, vệ sinh, nấu ăn...của các hộ gia đình, khách sạn, bệnh viện, trường học...Do nhu cầu sử dụng nước tăng cao ( trung bình khoảng 60-80l/1 người). Nước thải có nồng độ ô nhiễm cao do các chất tẩy rửa,thuốc trừ sâu, hóa chất,vi khuẩn, Nitơ, Phốt pho....các chất này rất độc hại và gây ra ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe con người. Chính vì vậy, dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt đã được sinh ra. 
Nếu các nguồn nước thải không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra nguy cơ gây phú dưỡng ở các thuỷ vực nước tĩnh và đây là nguồn gây ô nhiễm mùi rất lớn đối với các khu tập trung đông dân cư. 
 
 

Bước 2: Tìm giải pháp xử lý

Ứng dụng công nghệ sinh học AO (thiếu khí – hiếu khí) kết hợp MBBR (giá thể vi sinh lưu động kết hợp bùn hoạt tính) trong việc xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ này cho phép xử lí các chỉ tiêu như nồng độ BOD5 (nhu cầu oxy sinh hoá), SS (chất lơ lửng), T-N ( Tổng Nitơ).
Công nghệ AO kết hợp MBBR là phương án tối ưu nhất bởi nó có những ưu điểm vượt trội sau:
- Công nghệ AO-MBBR tiết kiệm được tối đa diện tích xây dựng và kết cấu bể có thể điều chỉnh theo diện tích mặt bằng.
- Hệ số vượt tải lớn.
- Hiệu suất xử lý cao do mật độ vi sinh cao và diện tích tiếp xúc lớn vì sử dụng giá thể đệm vi sinh lưu động.
- Vận hành đơn giản, tự động hóa.
- Khả năng đồng bộ cao;
- Có khả năng linh động trong quá trình xử lý đối với các nguồn nước có chất lượng đầu vào không ổn định;
- Chi phí đầu tư, xử lý thấp;
- Xử lý tốt các thành phần Amoni, Photphat. 

Bước 3: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng modul Hợp khối

Sau khi xác định được thành phần nước thải và tìm được giải pháp xử lý, chúng ta sẽ xây dựng modul hợp khối áp dụng công nghệ xử lý đã tìm ra.
Nước thải từ bể tự hoại sẽ được dẫn qua song chắn rác vào bể điều hòa. Riêng nguồn nước thải phát sinh từ nhà bếp sẽ được dẫn qua bể tách mỡ nhằm loại bỏ phần lớn lượn dầu mỡ khó phân hủy sinh học.
 
Công trình xử lý nước thải sản xuất thực phẩm GOC - hợp khối

Tại Bể điều hòa, nhờ quá trình xáo trộn bằng áp lực khí từ máy thổi khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm như: COD, BOD, SS, …
Sau đó, nước thải được bơm qua Bể Anoxic,  tại đây diễn ra quá trình khử nitrat trong môi trường yếm khí nhờ các chủng vi sinh vật thích nghi trong môi trường này, chúng phân hủy các hợp chất của Nitơ tạo thành khí N2 thoát ra môi trường.
Quá trình chuyển hóa:
NH4+® NO2-® NO3® N2
Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình.
Công nghệ Anoxic giúp xử lý triệt để Nitơ có trong nước thải.
Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn sang bể sinh học hiếu khí MBBR.
 
Tại Bể sinh học hiếu khí – MBBR hỗn hợp bùn và nước được xáo trộn đều bằng hệ thống phân phối khí từ máy thổi khí. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước… Bên cạnh đó, trong bể được lắp đặt các giá thể vi sinh đặt ngập trong nước và có khả năng di động. Giá thể vi sinh di động dính bám có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất Nitơ, Photpho còn lại trong nước thải.
Sau khi ra khỏi bể sinh học MBBR trong nước vẫn còn một lượng bông bùn lơ lửng, thực chất là màng sinh học già cỗi và cũng có một lượng sinh khối vi sinh lơ lửng trôi theo dòng nước. Do đó, để giảm lượng chất rắn thải ra ngoài, nước thải được đưa qua bể lắng để lắng các bông cặn này nhờ phương pháp lắng trọng lực. Trong suốt quá trình này, nếu xảy ra bất kể một vấn đề ở bước nào đó không đảm bảo theo đúng quy trình xử lý, sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ các bước xử lý nước thải sinh hoạt trước đó.
Tiếp tục nước thải từ bể lắng sinh học sẽ đi sang bể khử trùng.
Tại bể khử trùng nước thải được châm hóa chất Chlorine bằng bơm định lượng, Chlorine là chất oxy hóa mạnh có khả năng xâm nhập vào sâu bên trong tế bào và tiêu diệt tất cả vi sinh vật trong nước.
Nước sau khử trùng sẽ được bơm vào bồn lọc áp lực, để loại bỏ xác vi sinh vật, cặn lơ lửng còn sót lại sau khi xử lý.
Nước thải sau khi xử lý đạt Tiêu chuẩn xả thải theo Quy chuẩn quốc gia hiện hành về chất lượng nước thải sinh hoạt - QCVN 14:2008/BTNMT – CỘT A. (Tham khảo Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn )

Công ty môi trường ETM - xử lý nước thải sinh hoạt
 
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868