Công nghệ xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm

Ngày đăng: 28/12/2019
Đăng bởi: Admin
Hóa mỹ phẩm ngày nay là một nhu cầu rất lớn và không thể thiếu trong cuộc sống. Gần như mọi người đều có nhu cầu sử dụng các loại mỹ phẩm.Tuy nhiên, song song với việc sử dụng đại trà các loại mỹ phẩm trên thị trường hiện nay thì ngành hóa mỹ phẩm cũng phát sinh không ít các chất thải gây nguy hại cho môi trường, gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường sống hiện nay.

Thành phần nước thải ngành hóa – mỹ phẩm

Trong nước thải phát sinh của ngành này có chứa rất nhiều các loại hóa chất tạo hương, tạp màu. Ngoài ra còn chứa nhiều chất tẩy rửa, các loại axit béo và phụ gia… trong quá trình sản xuất còn phát sinh nước thải từ các khâu chế biến cũng không tránh khỏi sự rò rỉ các chất hóa học.

Đặc tính của nước thải ngành hóa mỹ phẩm và đề xuất phương án xử lý.

Do đặc điểm của nước thải ngành này chứa rất nhiều hàm lượng chất hóa học phức tạp, axit béo, hóa chất tẩy rửa nên nồng độ COD rất cao, Công ty cổ phần cơ khí môi trường ETM đề xuất phương án xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học kị khí và hiếu khí kết hợp để đưa lại hiệu quả xử lý nước thải tốt nhất.

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải ngành hóa – mỹ phẩm.

 
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải ngành hóa-mỹ phẩm
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải ngành hóa-mỹ phẩm
 

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm

Sau khi được thu gom, nước thải từ bể tiếp nhận được chuyển qua bể điều hòa. Trước khi chảy vào bể điều hòa, nước thải được lọc qua bởi hệ thống song chắc rác thô để loại bỏ các loại rác, tạp chất thô lẫn trong nước thải. Bể điều hoa có tác dụng ổn định lưu lượng cho nước thải, đồng thời cũng là nơi cân bằng pH để tạo điều kiện cho vi sinh hoạt động hiệu quả nhất.
Sau khi ổn định lưu lượng, nước thải được chuyển qua bể UASB, tại đây, các VSV kị khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Tiếp đó, nước thải được bơm sang bể Aerotank nhằm phân hủy hết các chất còn tồn tại trong nước thải nhờ VSV hiếu khí. Tại bể aerotank, một hệ thống sục khí và máy khuấy được bố trí nhằm cung cấp oxy tạo điều kiện cho quá trình xử lý diễn ra tốt nhất, đồng thời máy khuấy sẽ có tác dụng đảo đều nước thải để tăng năng suất xử lý cho hệ thống xử lý nước thải.
Sau quá trình xử lý hiếu khí, nước thải bao gồm 2 thành phần chính đó là bùn hoạt tính sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí và nước. cả 2 thành phần này được chuyển sang bể lắng vi sinh để tách bùn ra khỏi nước nhờ trọng lực. Lượng bùn lắng xuống sẽ được tách ra và chuyển về sân phơi bùn, một phần quay đầu lại bể xử lý hiếu khí. Nước sau khi tách bùn được bơm qua bể tiếp nhận, tại đây sẽ được khử trùng để đảm bảo các vi sinh vật gây bệnh sẽ được tiêu diệt hoàn toàn trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau khi được xử lý bằng công nghệ sinh học sẽ đạt hiệu suất lên đến 96%. Do không cần sử dụng nhiều đến hóa chất trong quá trình xử lý (chỉ sử dụng một lượng nhỏ clorin khi khử trùng) nên tiết kiệm được chi phí cho chủ đầu tư.
Quý công ty có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành hóa-mỹ phẩm, vui lòng liên hệ với ETM để được tư vấn về công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải và cũng là công ty xử lý nước thải uy tín hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi khẳng định sẽ làm hài lòng quý khách về chất lượng cũng như hiệu quả về công nghệ đã đề ra.
Than khảo thêm: Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải cty italisa
Công nghệ xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868