ứng dụng bùn vi sinh trong công nghệ xử lý nước thải
Đặc điểm của bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải
Với công nghệ sinh học được áp dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải, thì bùn vi sinh (hay còn gọi là bùn hoạt tính) là thành phần không thể thiếu trong các công trình xử lý. Bùn vi sinh thường có màu vàng nâu, là lúc vi sinh tăng trưởng mạnh nhất, các bông bùn thường có kích thước từ 3-150 µm. thành phần của bông bùn gồm phần lớn là các vi sinh vật và lượng cơ chất chiếm khoảng 40%.
Bùn vi sinh ứng dụng trong xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học
Sử dụng bùn hoạt tình trong xử lý nước thải cần lưu ý những gì?
Trước khi đưa bùn vi sinh vào hệ thống xử lý nước thải chúng ta cần phải qua quá trình hoạt hóa bùn hoạt tính, nghĩa là thực hiện một quá trình nuôi dưỡng để tạo thành loại bùn có hoạt tính cao và có tính kết lắng tốt.
Điều kiện để bùn hoạt tính phát triển trong quá trình xử lý nước thải
Để bùn hoạt tính sinh trưởng và phát triển tốt nhất và thực hiện đúng được chức năng của nó, ta cần phải đảm bảo không có các thành phần độc hại gây chết vi sinh hoặc làm ức chế quá trình sinh trưởng, phát triển của hệ vi sinh vật trong nước. Nước thải khi đưa vào xử lý sinh học thường có 2 thông số đặc trung là COD và BOD. 2 thông số này phải đảm bảo COD/BOD ≤ 2 hoặc ≥ 5 thì mới có thể đưa vào xử lý sinh học hiếu khí. Các chất hữu cơ có trong nước thải phải là những hợp chất dễ ô xy hóa để cung cấp năng lượng cho vi sinh vật. Các điều kiện khác như độ pH, oxy, nhiệt độ của nước thải cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. vì thế cần đảm bảo các yếu tố đó nằm trong giới hạn phát triển của vi sinh để đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển của VSV, góp phần xử lý nước thải một cách hiệu quả nhất.
Các loại vi sinh vật dùng để xử lý nước thải có trong bùn hoạt tính.
Trong công nghệ xử lý nước thải áp dụng bùn vi sinh để xử lý, vi khuẩn luôn chiến ưu thế. Các loại vi khuẩn có kích thước trung bình từ 0,3 đến 1µm. Một số vi sinh có trong bùn hoạt tính và vai trò của chúng trong xử lý nước thải được thống kê cụ thể qua bảng sau:
STT | Vi khuẩn | Chức năng |
1 | Pseudomonas | Phân hủy hidratcacbon, protein, các chất hữu cơ và khử nitrat |
2 | Arthrobacter | Phân hủy Hidratcacbon |
3 | Bacillus | Phân hủy Hidratcacbon, protein |
4 | Cytophaga | Phân hủy các Polime |
5 | Zooglea | Tạo thành chất nhầy (polisaccarit), chất keo tụ. |
6 | Acinetobacter | TÍch lũy poliphosphas, khử nitrat |
7 | Nitrosomonas | Nitrit hóa |
8 | Nitrobacter | Nitrat hóa |
9 | Sphaerotilus | Sinh nhiều tiêm mao, phân hủy các chất hữu cơ |
10 | Alkaligenes | Phân hủy Protetin, khử nitrat |
11 | Flavobacterium | Phân hủy Protein |
12 | Nitrococus denitrificans | Khử Nitrat (Thành N2) |
13 | Thiobaccillus denitrificans |
Khử Nitrat (Thành N2) |
14 | Acinetobacter | |
15 | Hyphomicrobium | |
16 | Desulfovibrio | Khử sunfat, khử nitrat. |
Tham khảo thêm: Ứng dụng bùn hoạt tính trong xử lý nước thải ngành thủy sản
Hotline: 0904921518
- Tags