Xử lý nước thải nhà máy bia SG-NA

Ngày đăng: 28/12/2019
Đăng bởi: Admin

Giải pháp công nghệ

Đặc điểm và tính chất của nước thải nhà máy bia (SG-NA)

Nước thải nhà máy bia SG-NA là dòng thải bao gồm nước từ khu vực rửa nguyên liệu, từ các khu vực bồn nấu, khu vực lên men, nước thải từ dây chuyền đóng gói sản phẩm, từ các phần rò rỉ trong dây chuyền, nước thải sinh hoạt từ hệ thống nhà vệ sinh… của cán bộ công nhân viên trong công ty. Dựa vào đặc tính của nước thải nhà máy bia,  chúng ta có bảng tổng hợp các thông số như sau:

Các chất ô nhiễm

Đơn vị tính

Mức ô nhiễm tại VN

Tác động đến môi trường

pH

 

6-8

 

BOD5

Mg/l

900 - 1.400

Ô nhiễm

COD

Mg/l

1.700 - 2.200

Ô nhiễm

SS

Mg/l

500 - 600

Gây hại cho thủy sinh

Tổng N

Mg/l

16 - 30

Gây phì dưỡng thực vật

Tổng P

Mg/l

22 - 25

Kích thích thực vật phát triển

Dựa vào bảng phân tích các thành phần có trong nước thải nêu trên, ta thấy lượng chất hữu cơ trong nước thải đạt mức cao. Lượng nước thải trong quá trình sản xuất là rất lớn, pH đạt mức tương đối cao. Ngoài ra, do đặc trưng của ngành nấu bia mà nước thải sau công đoạn nấu luôn có nhiệt độ cao.

Trong nước thải có chứa một lượng lớn men dùng trong quá trình lên men nguồn nguyên liệu để nấu bia nên đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tải tọng các chất hữu cơ có trong nước thải rất lớn. Nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến hiện tượng phân hủy các chất hữu cơ này, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh và làm giảm lượng ô xy hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại thủy sinh. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải ngành bia gây mùi rất khó chịu.

Một vấn đề nữa là ở Việt Nam, các nhà máy bia đa số vẫn nằm trong khu vực đông dân cư, vì thế nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như môi trường sống của người dân xung quanh.

Chính vì vậy, chúng tôi đưa ra phương pháp xử lý nước thải sử dụng công nghệ UASB nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất và giá thành đầu tư hợp lý nhất cho nhà máy.

xử lý nước thải nhà máy bia SG

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy bia SG-NA

Dựa vào các đặc điểm nêu trên, chúng ta có quy trình xử lý nước thải nhà máy bia như sau

Nước thải nhà máy bia >> Song chắn rác >> Hố thu gom >> Bể điều hòa >> Bể lắng 1 >> Bể UASB >> Bể aeroten >> Bể lắng 2 >> Bể khử trùng >> nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011 BTNMT cột A.

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nước thải từ nhà máy bia SG-NA được thu gom sau đó chảy qua song chắn rác trước khi vào hố thu gom. Song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các loại rác thải vô cơ, hữu cơ có kích thước lớn nhằm hạn chế sự cố không mong muốn cho hệ thống xử lý nước thải ở phía sau như hiện tượng tắc đường ống, hỏng bơm… Sau khi được lọc qua song chắn rác, nước thải được chuyển về hố thu gom và bơm sang bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, lưu lượng và nồng độ của nước thải được cân bằng. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống máy sục khí để trộn đều nước thải, đồng thời có tác dụng ngăn cản quá trình kị khí xảy ra ở đây. pH của nước thải cũng được điều chỉnh tại đây nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển ở hệ thống phía sau.

Sau khi được cân bằng lưu lượng cũng như nồng độ, nước thải được chuyển qua bể lắng đợt 1, tại đây các loại cặn bẩn còn sót lại sẽ được lắng xuống nhờ trọng lực, các chất rắn này sẽ được thu gom lại theo định kì.

Nước thải tiếp tục được chuyển qua bể UASB. Tại bể sinh học kị khí, các vi sinh vật sẽ phân hủy các các chất hữu cơ phức tạp có trong nước, đồng thời chuyển hóa về H2S, CO2, CH4. Các hợp chất này dễ dàng xử lý hơn nhiều so với hợp chất hữu cơ ban đầu có trong nước. Sau khi diễn ra quá trình kị khí, nước thải được chuyển sang bể hiếu khí.

Tại bể Aeroten, các vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý BOD5 và COD còn lại, đồng thời giảm mùi hôi thối của nước thải. Tại đây, một hệ thống máy thổi khí sẽ cung cấp oxy cho quá trình xử lý, đồng thời máy khuấy sẽ phân bổ đều lượng oxy hòa tan trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. sau khi xử lý tại bể hiếu khí, nước thải sẽ được chuyển sang bể lắng đượt 2.

Bể lắng đợt 2 (Hay còn gọi là bể lắng sinh học) có nhiệm vụ lắng bùn vi sinh sau khi xử lý hiếu khí. Lượng bùn này sẽ lắng xuống đáy bể, được thu gom theo định kì, một phần bùn được tuần hoàn lại bể aeroten, số còn lại chuyển sang bể chứa bùn để xử lý. Lượng nước thải sau khi lắng bùn vi sinh sẽ trong hơn, giảm mùi hôi và được cho chảy sang bể khử trùng.

Tại bể khử trùng, các vi khuẩn gây hại sẽ được tiêu diệt nhờ sục khí clo. Sau đó sẽ xả thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Nước thải nhà máy bia sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011 BTNMT cột A.

Để hiểu hơn về quy trình xử lý nước thải nhà máy bia, quý khách vui lòng xem thêm bài viết sau: Xử lý nước thải nhà máy bia

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 688/115 Quang Trung, Phường 11, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Trụ sở: 83-A2 khu đô thị mới Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0283 6208.102
Hotline: 0923 392 868
Email: sales@moitruongetm.vn
Website: http://moitruongetm.vn & http://cokhimoitruong.com.vn
Facebook: Công ty CP cơ khí môi trường ETM
Chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho việc xử lý nước thải TẠI ĐÂY
Xử lý nước thải hợp khối | Cơ khí môi trường | Vật tư dùng xử lý nước cấp | Vật tư dùng xử lý nước thải | Thiết bị đo, kiểm soát
Các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty:
Xử lý nước cấp.
Xử lý nước thải.
Xử lý môi trường.
Cơ khí công nghiệp.
Cơ khí xây dựng.
Bảo trì và nâng cấp hệ thống.

Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868