So sánh công nghệ xử lý nước thải SBR và Aerotank
Công nghệ xử lý nước thải SBR và ưu nhược điểm so với Aerotank
Công nghệ xử lý SBR dựa trên khả năng ô xy hóa các liên kết hữu cơ không tan và hòa tan của hệ vi sinh vật, các liên kết này cũng chính là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Như vậy, nước thải nếu được xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ đặc trưng bởi một trong hai chỉ số là BOD hoặc COD. Điều kiện để xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là nguồn nước thải đầu vào không được chứa các độc chất, muối của các kim loại nặng hoặc có thể chứa các tạp chất trên nhưng nồng độ các chất này không vượt quá chỉ tiêu nồng độ cho phép để không gây ảnh hưởng cho hệ vi sinh hoạt động. Tỉ số BOD/COD cho phép >= 0.5
Quy trình công nghệ xử lý nước thải SBR
Hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ SBR là một công trình xử lý sử dụng bùn hoạt tính, trong đó các quá trình thổi khí, lắng và gạn nước được diễn ra một cách tuần tự. Do tính chất của bể SBR là hoạt động gián đoạn nên bể này có cấu tạo tối thiểu là 2 ngăn.
Một hệ thống xử lý nước thải SBR khi hoạt động sẽ bao gồm các quá trình sau:
- Quá trình làm đầy nước thải;
- Quá trình phản ứng;
- Quá trình lắng;
- Quá trình gạn nước thải;
- Quá trình xả bùn hoạt tính.
Năm quá trình này hoạt động liên tục, trong đó quá trình phản ứng còn được gọi là quá trình tạo bùn hạt hiếu khí, và nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cấp khí của hệ thống, đặc điểm của các chất hữu cơ trong nước thải đầu vào.
Do đặc thù về cấu tạo cũng như khả năng xử lý mà SBR được xem là một trong những công nghệ xử lý nước thải đạt hiệu quả rất cao.
Hệ thống SBR có những ưu điểm vượt trội sau:
- Tiết kiễm năng lượng;
- Kiểm soát các sự cố dễ dàng;
- Có thể áp dụng cho mọi công suất;
- Tiết kiệm diện tích thi công, xây dựng;
- Khả năng xử lý nước thải với hàm lượng chất gây ô nhiễm có nồng độ cao;
- Không gây ảnh hưởng đến khả năng khử COD.
So sánh ưu nhược điểm của công nghệ SBR và Aerotank- Quá trình phản ứng;
- Quá trình lắng;
- Quá trình gạn nước thải;
- Quá trình xả bùn hoạt tính.
Năm quá trình này hoạt động liên tục, trong đó quá trình phản ứng còn được gọi là quá trình tạo bùn hạt hiếu khí, và nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cấp khí của hệ thống, đặc điểm của các chất hữu cơ trong nước thải đầu vào.
Do đặc thù về cấu tạo cũng như khả năng xử lý mà SBR được xem là một trong những công nghệ xử lý nước thải đạt hiệu quả rất cao.
Hệ thống SBR có những ưu điểm vượt trội sau:
- Tiết kiễm năng lượng;
- Kiểm soát các sự cố dễ dàng;
- Có thể áp dụng cho mọi công suất;
- Tiết kiệm diện tích thi công, xây dựng;
- Khả năng xử lý nước thải với hàm lượng chất gây ô nhiễm có nồng độ cao;
- Không gây ảnh hưởng đến khả năng khử COD.
Ưu điểm:
Công nghệ SBR | Công nghệ Aerotank truyền thống |
– Xử lý các chất hữu cơ triệt để – Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao – Khả năng khử N và P cao – Phù hợp với mọi hệ thống, mọi công suất. – Tiết kiệm được diện tích – Linh hoạt trong quá trình hoạt động – Không cần sử dụng bể lắng riêng biệt – Dễ dàng kiểm soát các sự cố. |
– Xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải triệt để. – Có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành – Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao |
Nhược điểm:
Công nghệ SBR | Công nghệ Aerotank |
- Vận hành phúc tạp. - Yêu cầu người vận hành phải có trình độ. – Lập trình hệ thống điều khiển tự động khó khăn. – Hệ thống thổi khí dễ bị tắc do bùn. |
– Chi phí vận hành tốn kém. – Cần có thêm bể lắng đợt 2. – Sục khí liên tục trong quá trình vận hành. – Diện tích thi công – xây dựng lớn. |
Dựa vào các ưu, nhược điểm trên, chúng ta thấy rằng việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ SBR sẽ cho hiệu suất và hiệu quả xử lý cao hơn nhiều so với hệ thống Aerotank truyền thống.
Bài viết liên quan: Xử lý nước thải bằng công nghệ AeroTank
- Tags xu ly nuoc xử lý nước cong nghe xu ly nuoc thai SBR công nghệ xử lý nước thải SBR nuoc thai nước thải xu ly nuoc thai xử lý nước thải