Các công đoạn trong quy trình xử lý nước thải giặt là

Ngày đăng: 28/12/2019
Đăng bởi: Admin
Trong quy trình giặt là, bột giặt và các chất tẩy trắng là sản phẩm không thể thiếu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Nước thải của ngành này chiếm phần lớn là bột giặt, với các thành phần chính có trong bột giặt như chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt, chất tẩy… Ngoài ra, trong quá trình giặt, một lượng lớn chất bẩn được loại bỏ khỏi đồ quần áo như đất bụi, phẩm màu… nên nước thải ngành này có chứa nhiều SS và các bông vải nhỏ phát sinh trong quá trình giặt. Đối với chất hoạt động bề mặt (là thành phần chính trong bột giặt) chúng ta có thể phân ra các loại như sau:
Xử lý nước thải giặt là

Trong quy trình giặt tẩy, bột giặt và các chất tẩy trắng là sản phẩm không thể thiếu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Nước thải của ngành này chiếm phần lớn là bột giặt, với các thành phần chính có trong bột giặt như chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt, chất tẩy… Ngoài ra, trong quá trình giặt, một lượng lớn chất bẩn được loại bỏ khỏi đồ quần áo như đất bụi, phẩm màu… nên nước thải ngành này có chứa nhiều SS và các bông vải nhỏ phát sinh trong quá trình giặt.

Đối với chất hoạt động bề mặt (là thành phần chính trong bột giặt) chúng ta có thể phân ra các loại như sau:
-  Anionic;
-  Cationic;
-  Non-lonicl;
-  Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính.
Các chất hoạt động bề mặt có trong nước thải ngành giặt là thường là các chất bền sinh học. Chính vì thế chúng ta cần phải có phương pháp xử lý nước thải của ngành này một cách hiệu quả trước khi xả ra ngoài môi trường tự nhiên.
Có rất nhiều phương án cũng như công nghệ xử lý nước thải hiện nay, mỗi một công nghệ đều có ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, đối với ngành giặt là thì việc xử lý bao gồm các công đoạn như sau:
Xử lý nước thải ngành giặt tẩy
Xử lý nước thải ngành giặt là

-          Công đoạn tiền xử lý:
Công đoạn này bao gồm:
+  Bước tách rác và các dị vật có kích thước lớn bằng song chắn rác thô, sau đó tách cặn lơ lửng và rác bé và các sợi vải, tơ vải mà SCR thô không giữ lại được bằng thiết bị SCR tinh để tránh hiện tượng tắc đường ống, hỏng van và bơm.
+  Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải để tránh gây quá tải cho hệ thống xử lý phía sau.
-         Công đoạn xử lý hóa lý:
Ở công đoạn này bao gồm 3 bước chính là trung hòa bằng cách kiểm soát và điều chỉnh độ pH của nước thải; bước Keo tụ/tạo bông và Lắng hóa lí. Công đoạn này sẽ trung hòa và giúp ổn định độ pH trong nước, lọa bỏ một lượng lớn cặn lơ lửng, xử lý màu và các kim loại nặng cùng một vài chất hữu cơ.
- Công đoạn xử lý sinh học:
Là công đoạn sử dụng các loại vi sinh để xử lý các chất hữu cơ trong nước. Một trong những phương pháp sinh học có thể áp dụng trong ngành nước thải giặt tẩy là phương pháp xử lý sinh học hiếu khí. Công nghệ này sử dụng bể hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng hoặc kết hợp với vật liệu dính bám để xử lý các chất hữu cơ. Quy trình này sẽ xử lý BOD và màu có trong nước thải.
- Công đoạn xử lý bậc 3:
Là công đoạn áp dụng các phương án keo tu, lọc và oxy hóa bậc cao để xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm còn sót lại trong nước thải. Mục đích của quy trình này là để nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột A trước khi thải ra ngoài.
- Công đoạn xử lý bùn:
Công đoạn này xử lý bùn vi sinh phát sinh sau quá trình xử lý sinh học và quá trình lắng bông bùn sau keo tụ tạo bông. Bùn được tách ra và bơm sang bể chứa bùn. Tiếp đó sẽ được đưa qua máy ép bùn để loại bỏ nước, xác bùn sẽ được phơi khô và sử dụng cho một số mục đích khác. Phần nước thu được sẽ được đưa về bể điều hòa để tiếp tục quá trình xử lý.
 
 
  •  

Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868