Xử lý nước thải tái chế nhựa

Ngày đăng: 27/05/2021
Đăng bởi: Admin

CÔNG TRÌNH : THIẾT KẾ, THI CÔNG, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TÁI CHẾ NHỰA
 

Công ty môi trường ETM - Xử lý nước thải tái chế nhựa
Hình ảnh nhà máy tái chế nhựa
 
KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BOD : Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh hóa
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa sau 05 ngày
COD : Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hoá học
MCRT : Mean Cell Residence Time - Thời gian lưu trung bình của tế bào (thời gian lưu bùn).
MLSS : Mixed Liquor Suspended Solids - Nồng độ vi sinh vật (Hay bùn hoạt tính)
N : Nitơ - hay hàm lượng nitơ có trong nước thải 
P : Phốt pho - hay hàm lượng phốt pho trong nước thải
Bùn dư : Là lượng bùn cần phải thải bỏ sau quá trình xử lý
Bùn hoạt tính : Là bùn trong bể vi sinh hiếu khí mà trong đó chứa phần lớn là các vi sinh vật
CH : Hydrocacbon 
VSV : Vi sinh vật
Chỉ danh ô nhiễm : Nhằm chỉ các thông số ô nhiễm có trong nước thải bao gồm nồng độ các chỉ tiêu như BOD, COD, SS, N, P …
ĐV : Đơn vị
F/M : Food/Microorganism ratio - Tỷ lệ lượng thức ăn (hay chất ô nhiễm) trên một đơn vị vi sinh vật trong bể sinh học hiếu khí.
Giả định : Là từ ngữ được dùng để chỉ nước thải đầu vào đạt các thông số như tiêu chuẩn quy định
Giá trị giả định : Là các chỉ danh thông số đầu vào để làm cơ sở tính toán, thiết kế.
ISO : International Standard Organisation – Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Nm3 : Mét khối tiêu chuẩn
SS : Suspended Solids - Chất rắn lơ lửng
Sự cố nước thải vào : Là sự cố khi có các chỉ danh đầu vào cao hơn giá trị giả định hoặc / và lưu lượng nước thải thay đổi đột ngột hoặc hết nước thải vào.
SVI : Tỷ số thể tích bùn - Một thông số dùng để xác định khả năng lắng của bùn hoạt tính
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam 
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
 

I. TỔNG QUAN 

1.0. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÁI CHẾ NHỰA CÔNG SUẤT 85M3/NGÀY 

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG

  • Loại hình sản xuất: tái chế nhựa
  • Lưu lượng nước thải đầu ra: 85m3/ngày (yêu cầu xử lý trong 20giờ).

1.2. CÁC HẠNG MỤC THIẾT KẾ

  • Thiết kế, xây dựng, lắp đặt nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt công suất 85m3/ngày đêm: tính toán lựa chọn công nghệ, thiết bị công nghệ.

1.3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

  • Công nghệ, thiết bị phải phù hợp với tính chất nước thải và điều kiện của khu vực.
  • Hệ thống được vận hành tự động.
  • Công tác vận hành đơn giản.
  • Chi phí vận hành và chi phí bảo trì thấp.
  • Chi phí đầu tư và chi phí xử lý thấp nhất.
  • Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn của QCVN 40: 2011/BTNMT, Cột B

1.4. CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN ĐƯỢC ÁP DỤNG

  • Tất cả các máy móc, đường ống và các vật tư khác sử dụng trong công trình phải đáp phù hợp với điều kiện, đặc tính của nước thải và phải đáp ứng theo tiêu chuẩn TCVN 6151, BS3505, JIS K6741 và các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan khác.
  • Các máy móc thiết bị động lực lắp đặt cho hệ thống phải có độ bền cao.
  • Các thiết bị đồng bộ và không gây ồn.
Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:
  • Tiêu chuẩn chất lượng nước thải : QCVN 40: 2011/BTNMT, Cột B
  • Tổ chức thi công TCVN 4055-85.
  • Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4091-85.
  • Kết cấu vật liệu, quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4085-85.
  • Kết cấu BTCT toàn khối, quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4452-95.

1.5. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Các mô tả chỉ cho các thiết bị/hạng mục chính, không mô tả các thiết bị nhỏ hoặc phụ trợ. Nội dung và phạm vi cung cấp cho dự án này như sau:
  • Thiết kế công nghệ xử lý.
  • Cung cấp lắp đặt thiết bị, công nghệ trong hệ thống xử lý nước thải
  • Thuyết minh thiết kế kỹ thuật thi công.
  • Tư vấn công nghệ, vận hành và các vấn đề liên quan cho chủ đầu tư trong quá trình sử dụng hệ thống.
Nước thải tái chế nhựa
Hình ảnh nước thải tái chế nhựa

II. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÁI CHẾ NHỰA

2.0. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ

Để thiết kế, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cần có các thông số đầu vào bao gồm: lưu lượng nước thải, đặc tính nước thải đầu vào cũng như yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý. 

2.1. LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI ĐỂ XÂY DỰNG HTXLNT

Lưu lượng đầu vào dùng cho thiết kế:
  • Lưu lượng trung bình ngày: QTB = 85m3/ngày
  • Hệ thống được thiết kế vận hành 20h/ngày
Với kinh nghiệm thi công nhiều công trình xử lý nước thải công nghiệp Nhà thầu đã thống kê trên nhiều kết quả nghiên cứu, thực tiễn, và đưa ra thành phần và tính chất nước thải cho tính toán thiết kế như sau: 
STT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào
Tiêu chuẩn thải
QCVN 40:2011/BTNMT cột B
1 pH mg/L 6.2-6.6 5.5-9
2 COD mg/L 455-600 150
3 BOD mg/L 75-150 50
4 TSS mg/L 1000-2800 100
5 Dầu mỡ khoáng mg/L 8.5 10
6 Zn mg/L 1.8-78 3
7 Ni mg/L 4.2 0.5
Đặc tính và chỉ tiêu nước thải đầu vào
Nước thải đầu ra của hệ thống sản xuất phải được xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B trước khi đấu nối vào mạng lưới thoát nước.

2.2. PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 

2.2.1. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ ĐỀ XUẤT

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tái chế nhựa
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tái chế nhựa

2.2.2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÁI CHẾ NHỰA

Bể gom kết hợp điều hòa
Nhiệm vụ: Chứa nước thải từ tất cả quá trình sản xuất, Lưu lượng dòng thải không đồng đều tại các thời điểm khác nhau trong ngày. Vì vậy, bể gom kết hợp điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và tải lượng ô nhiễm.
Bể keo tụ
Nước thải sẽ được điều chỉnh pH tối ưu cho phản ứng keo tụ để keo tụ các cặn lơ lững (TSS), giảm một phần COD trong nước thải bằng những hóa chất keo tụ đặc thù. Các kim loại Cr(III), Al, Fe, Cu, Ni,… sẽ tạo thành các kết tủa. Quá trình thủy phân các chất keo tụ và tạo thành các kết tủa và các bông cặn to hơn. 
Bể tạo bông
Là quá trình kết bông các hạt cặn sau giai đoạn phản ứng thành những công cặn lớn hơn dễ dàng bị tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng. Quá trình kết bông này nhờ tác nhân Polymer có khả năng kết dính. Bông cặn được xem là tối ưu cho việc tách ra khỏi nước thải thường có kích thước từ 3 – 5mm.
Bể lắng hóa lý
Nhiệm vụ: Tách các bông cặn, các chất lơ lửng ra khỏi nước.
Nước từ bể tạo bông chảy qua bể lắng phân phối trong ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng trọng lực về hố thu cặn, từ đó theo chu kỳ xả qua bể chứa bùn. Nước được thu từ bề mặt bể và chảy qua bể trung gian T301.
Bể trung gian kết hợp khử trùng
Nhiệm vụ: Chứa nước sau xử lý, tại bể này nước được khử trùng bằng dung dịch clorin.
Nước từ đây sẽ được bơm hút đẩy qua cột lọc.
Cột lọc và lọc UF
Nhiệm vụ: Tách các cặn còn lại trong nước thải sau xử lý để nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn thải. 
Nước sau quá trình lọc được chứa vào bể tái sử dụng tuần hoàn. 
Bể chứa bùn
Nhiệm vụ: Chứa bùn từ bể lắng hóa lý 
Hoạt động: Chứa bùn, bùn được nén để giảm thể tích. Lượng nước mặt được dẫn tuần hoàn về bể gom, lượng bùn lắng sẽ được thu gom và xử lý theo quy định.

Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868