Công nghệ xử lý nước thải nhà máy chế biến thịt gia cầm

Ngày đăng: 28/12/2019
Đăng bởi: Admin

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

Trong nước thải chế biến thịt gia cầm bao gồm cả nước thải sinh hoạt từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên (Tắm rửa, giặt giũ, ăn uống, vệ sinh…) và nước thải sản xuất từ quá trình chế biến. Cả 2 loại nước thải này được thu gom và dẫn chảy qua song chắn rác thô, tại đây các loại rác thải có kích thước lớn như lông, các loại thịt và da thừa, túi nilon… được giữ lại để tránh gây hư hại cho hệ thống van, bơm và đường ống của hệ thống. Lượng rác thải này được thu gom định kì, còn nước thải sau khi loại bỏ được các thành phần nêu trên sẽ chảy vào bể thu gom.
Tiếp theo, nước thải được bơm đến thiết bị lược rác tinh để loại bỏ nốt các loại rác có kích thước bé, các loại huyền phù… trước khi chảy sang bể tách mỡ/lắng cặn. Bể này có cấu tạo đặc thù sẽ tách nước ra làm 3 lớp riêng biệt bao gồm:
- Lớp trên cùng: dầu mỡ…
- Lớp giữa: Nước thải cần xử lý;
- Lớp dưới cùng: các loại đất cát, bùn, vụn xương…

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến thịt gia cầm

 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thịt gia cầm
Sơ đồ công nghệ dây chuyền xử lý nước thải nhà máy chế biến thịt gia cầm
 

Lớp dầu mỡ và lớp cuối cùng lắng ở đáy bể sẽ được thu gom định kì để xử lý riêng, còn lớp nước thải sẽ được dẫn qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa, một hệ thống sục khí được bố trí dưới đáy bể sẽ cung cấp oxy cho nước để tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh sau này, đồng thời nước thải được trồn đều các thành phần BOD, COD, N, P… để ổn định nồng độ. Bể điều hòa cũng có tác dụng điều hòa lượng nước để không gây quá tải cho toàn bộ hệ thống, động thời làm giảm sự giao động hàm lượng các chất bẩn và nồng độ các chất độc hại khi đi vào bể xử lý vi sinh.
Nước thải chế biến thịt gia cầm sau khi được điều hòa lưu lượng sẽ được bơm sang bể xử lý SBR. Công nghệ xử lý nước thải SBR (Sequencing Batch Reactor) thực chất là một dạng bể Aerotank, nhưng nó hoạt động trên nguyên lý phản ứng theo mẻ, 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra trong cùng một kết cấu. Trong bể SBR sẽ diễn ra các quá trình sau:
-  Quá trình thổi khí: Cung cấp oxy cho hệ vi sinh hoạt động
-  Quá trình lắng bùn: Lắng các bông bùn sau khi xử lý vi sinh và lượng nước thải trong thu được ở phía trên.
-  Quá trình gạn nước thải: Sử dụng thiết bị chuyên dụng để gạn nước thải đã xử lý vi sinh.

Do hoạt động gián đoạn nên bể SBR có cấu tạo tối thiểu là 2 ngăn. Khi nước thải chế biến thịt gia cầm được bơm vào đây, hệ thống sẽ hoạt động theo trình tự sau:
-  Làm đầy nước thải
-  Phản ứng (còn gọi là quá trình tạo hạt (bùn hạt hiếu khí)
-  Lắng bùn
-  Gạn nước
-  Xả bùn vi sinh

(Lưu ý: Quá tình phản ứng tạo hạt phụ thuộc nhiều vào khả năng cấp khí và đặc điểm của chất nền có trong nước thải đầu vào)
Nước thu được sau quá trình xử lý nước thải được bơm qua bể khử trùng. Tại đây, hóa chất Clorin được châm vào để tiêu diệt các vi khuẩn coliform trong vòng 30 phút trước khi xả ra hệ thống thoát nước của nhà máy.

Lượng bùn dư thu được sau phản ứng, được bơm sang bể chứa bùn, sau đó được chuyển sang bể keo tụ, hóa chất Polimer được châm vào trước khi chuyển sang máy ép bùn và xử lý riêng. Nước ép bùn được xử lý theo chu trình, còn xác bùn thu được được chuyển đi chôn lấp hoặc sử dụng làm phân bón, trồng cây…
 
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868