Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản

Ngày đăng: 28/12/2019
Đăng bởi: Admin

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN

xử lý nước thải chế biến thủy sản
(Nhà máy chế biến cá tra)
Nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm từ ngành chế biến thủy sản, hải sản ngày một tăng cao, kéo theo đó là các doanh nghiệp chế biến thủy sản mọc lên ngày càng nhiều khiến cho lượng nước thải sau khi sản xuất đổ ra môi trường rất lớn. Lượng nước thải này sẽ trực tiếp gây ô nhiễm đến môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khỏe của chúng ta nếu không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn

Đặc tính của nước thải ngành chế biến thủy sản là chứa rất nhiều chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật, thành phần chủ yếu trong nước thải là chất béo và protein. Riêng chất béo sẽ rất khó bị phân hủy bởi các loại vi sinh vật. Các chất hữu cơ khác có trong nước thải ngành này đa phần dễ phân hủy; khi xả vào môi trường nước sẽ gây hiện tượng suy giảm nồng độ oxy hòa tan do các loại vi sinh vật sẽ sử dụng lượng oxy hòa tan này để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Nếu lượng oxy hòa tan này có nồng độ dưới 50% sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự sống của các loài thủy sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tôm, cá. Lượng oxy hòa tan sụt giảm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước và gây suy thoái tài nguyên thủy sản. Nguồn nước ô nhiễm sẽ gây giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt của con người.

Ngoài ra, các chất rắn lơ lửng trong nước thải sẽ gây hiện tượng nước đục, hạn chế lượng ánh sáng chiếu xuống tấng nước sâu dẫn đến làm giảm quá trình quang hợp của các loài rêu, tảo. Chất rắn lơ lửng còn làm ảnh hưởng đến mặt cảm quan như làm tăng độ đục của nước, cản trợ lưu thông nước, gây bồi lắng… Nồng độ của các chất ni tơ và photpho tăng cao đến quá giới hạn cho phép sẽ làm các loại tảo chết và phân hủy dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong nước. Khi nồng độ oxy giảm về 0 sẽ dẫn đến hiện tượng thủy vực chết hàng loạt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước; Các loại tảo khi nổi trên mặt nước sẽ làm giảm ánh sáng chiếu xuống tầng nước sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của các loài thực vật. Tất cả các vấn đề nêu trên đều ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái thủy sinh, chất lượng nước sạch…

Nguồn gốc nước thải chế biến thủy sản

Hai nguồn ô nhiễm chính phát sinh từ các nhà máy chế biến thủy sản là nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:
Nước thải sản xuất: Là nguồn nước thải phát sinh trong quá trình chế biến tôm cá, nước vệ sinh các loại máy móc, nhà xưởng, thiết bị… Thành phần nước thải sản xuất bao gốm chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, cặn bã, phần thừa của thịt tôm – cá, dầu mỡ, chất tẩy rửa, phụ gia và vi sinh vật. Tùy vào công suất và quy mô của từng cơ sở sản xuất mà lưu lượng nước thải cũng khác nhau.
Nước thải sinh hoạt: Phát sinh tại các khu sinh hoạt như bếp nấu, nhà ăn, khu vực vệ sinh, giặt giũ đồ sau khi công nhân làm việc; Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh và các chất tẩy rửa khác… 

 

Xử lý nước thải chế biến thủy hải sản

Trong nước thải thủy sản – hải sản có chứa amonia rất có hại cho các loài tôm cá. Cho dù với nồng độ rất nhỏ cũng có thể làm chết tôm cá (1,2-3mg/l; tiêu chuẩn của nước thải nuôi trồng thủy sản là amonia không được vượt quá 1mg/l). Ngoài ra trong nước thải này còn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh cho con người, đặc biệt là bệnh tiêu chảy, bệnh lị, các loại ấu trùng giun sán có trong nước thải nếu không được xử lý sẽ gây lây nhiễm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Với những vấn đề nghiêm trọng như trên, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản là điều quan trọng hàng đầu để hạn chế tối đa hiện tượng gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của con người.
Quý khách có nhu cầu xử lý nước thải thủy sản , vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0904 921 518 để được tư vấn miễn phí và giải đáp các thắc mắc về công nghệ.

 
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868