Báo giá/Hợp tác

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải là gì? Mẫu mới nhất 2024

Ngày đăng: 08/10/2024
Đăng bởi: Admin
  Bước 1: Xác định các yếu tố quan trọng cần theo dõi
  Bước 2: Lập kế hoạch nhân sự vận hành hệ thống xử lý nước thải
  Bước 3: Lập danh mục kiểm soát thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải là gì?

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải là tài liệu theo dõi số liệu thu thập được trong toàn bộ quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, bao gồm thông số liên quan đến nước thải, chất, điện nước, bùn thải, quan trắc… Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải có thể được ghi chép dưới dạng sổ sách hoặc file mềm dạng word, excel để kỹ sư/nhân viên vận hành tiện theo dõi và báo cáo.

Nhật ký vận hành là tài liệu theo dõi số liệu thu thập trong quá trình vận hành hệ thống

Nhật ký vận hành là tài liệu theo dõi số liệu thu thập trong quá trình vận hành hệ thống

Điểm G, khoản 4, Điều 48, Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:

Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung phải có nhật ký vận hành ghi chép đủ các nội dung: Lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có); lượng điện tiêu thụ; loại và lượng hóa chất sử dụng; lượng bùn thải phát sinh. Nhật ký vận hành được viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt và lưu giữ tối thiểu 2 năm.

Mục đích, vai trò của nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải đóng vai trò thiết yếu trong việc chứng minh công trình tuân thủ các quy định về môi trường. Các cơ quan chức năng có thể dựa vào nhật ký để kiểm tra:

  • Lưu lượng nước thải đầu vào - đầu ra

  • Chất lượng nước thải trước, trong và sau khi xử lý

  • Lượng hóa chất sử dụng

  • Lượng bùn thải phát sinh

  • Hoạt động vận hành, bảo dưỡng hệ thống

Nhật ký vận hành đầy đủ, chính xác là minh chứng cho việc nhà máy vận hành hệ thống xử lý nước thải một cách trách nhiệm, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Nhật ký vận hành là một trong những minh chứng hệ thống tuân thủ các quy định về môi trường

Nhật ký vận hành là một trong những minh chứng hệ thống tuân thủ các quy định về môi trường

Lợi ích thiết thực của nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải:

  • Cơ sở dữ liệu toàn diện: Nhật ký ghi chép đầy đủ các số liệu vận hành trong thời gian dài, cung cấp nền tảng để đánh giá tính ổn định và hiệu quả của hệ thống.

  • Công cụ hỗ trợ xử lý sự cố: Khi hệ thống gặp vấn đề, nhật ký vận hành là nguồn dữ liệu quý giá để phân tích nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp khắc phục nhanh chóng và chính xác.

  • Tính toán chi phí vận hành: Dựa trên thông tin trong nhật ký, ta có thể tính toán chính xác chi phí vận hành hệ thống, bao gồm chi phí điện nước, hóa chất, bảo dưỡng,...

  • Hồ sơ lưu trữ và tham khảo: Nhật ký là kho lưu trữ thông tin quan trọng cho các dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống trong tương lai.

  • Cơ sở để tính toán, tối ưu hóa chi phí: Nhờ dữ liệu chi tiết trong nhật ký, ta có thể xác định các khoản chi phí hợp lý, tối ưu hóa chi phí vận hành, tiết kiệm cho doanh nghiệp và chủ đầu tư.

Hướng dẫn lập nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả và tuân thủ quy định cho công trình. Tuy nhiên, do đặc thù của từng hệ thống (loại hình, công nghệ, thiết bị...) mà nội dung theo dõi trong nhật ký cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 1: Xác định các yếu tố quan trọng cần theo dõi

Để xây dựng nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, cần thực hiện các bước sau:

Xác định các công đoạn xử lý cần thiết phải theo dõi:

  • Tham khảo hồ sơ thuyết minh kỹ thuật về công nghệ xử lý, bảng hiệu suất xử lý qua các công đoạn...

  • Lựa chọn các công đoạn xử lý quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước thải sau xử lý.

Xác định thông số vận hành cần theo dõi cho mỗi công đoạn:

Xác định tần suất theo dõi:

  • Cân nhắc các yếu tố như: Có sẵn công cụ theo dõi tại hệ thống hay không? Khả năng phân tích mẫu thí nghiệm tại hiện trường? Điều kiện chi phí cho việc phân tích, đo lường.

  • Đề xuất tần suất phù hợp, đảm bảo theo dõi hiệu quả hoạt động hệ thống.

Đề xuất vật tư, thiết bị cần thiết: Liệt kê các vật tư, thiết bị cần thiết cho việc theo dõi vận hành hệ thống, đảm bảo đầy đủ dụng cụ để thu thập dữ liệu chính xác.

Xác định hóa chất cần sử dụng (nếu có): Đề xuất loại hóa chất, số lượng và thời điểm sử dụng cho từng cụm xử lý hóa lý hoặc cung cấp cho vi sinh. Đồng thời cân nhắc điều kiện chi phí và hiệu quả sử dụng hóa chất.

Bước đầu tiên là xác định các yếu tố cần theo dõi

Bước đầu tiên là xác định các yếu tố cần theo dõi

Bước 2: Lập kế hoạch nhân sự vận hành hệ thống xử lý nước thải

Sau khi xác định các yếu tố cần theo dõi trong nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải, bước tiếp theo là lập kế hoạch nhân sự để đảm bảo hoạt động hệ thống hiệu quả.

Cân đối bố trí nhân sự:

  • Dựa trên khối lượng công việc và nội dung công việc cần thực hiện, bố trí nhân sự theo dõi vận hành, kiểm soát quá trình vận hành ổn định cho hệ thống xử lý nước thải.

  • Thông thường, các hệ thống xử lý nước thải vận hành theo ca 8 tiếng/ca, 3 ca/ngày hoặc 12 tiếng/ca, 2 ca/ngày.

  • Trường hợp có nhân sự vận hành của chủ đầu tư, chủ đầu tư có thể bố trí nhân sự theo hướng dẫn và kiểm soát của nhà thầu (giúp tiết kiệm chi phí nhân công nhưng cần đào tạo kỹ lưỡng cho nhân viên vận hành).

Bố trí nhân sự và phân chia vai trò cụ thể trong nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

Bố trí nhân sự và phân chia vai trò cụ thể trong nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

Phân chia vai trò trách nhiệm trong nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải:

  • Nhân viên/kỹ thuật vận hành: Vận hành trực tiếp hệ thống, theo dõi, ghi chép số liệu vào nhật ký, thực hiện các thao tác vận hành theo quy trình.

  • Trưởng nhóm vận hành/Chỉ huy trưởng vận hành: Quản lý trực tiếp hoạt động vận hành tại hệ thống, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, báo cáo cho cấp trên.

  • Bộ phận quản lý gián tiếp: Ra quyết định điều chỉnh, tối ưu hóa hệ thống, kết nối xử lý các vấn đề liên quan đến dự án.

Bước 3: Lập danh mục kiểm soát thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải

Danh mục kiểm soát thông số vận hành là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá và điều chỉnh hoạt động hệ thống hiệu quả. Danh mục bao gồm các hạng mục cụ thể sau:

1. Số liệu đo đạc thông số vận hành hằng ngày:

Ghi chép đầy đủ các thông số vận hành quan trọng của từng công đoạn theo tần suất đã xác định ở Bước 1. Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải bao gồm các thông số như: lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải (pH, BOD, COD, TSS...), nhiệt độ, độ pH, lượng bùn thải... Sử dụng các thiết bị đo lường chính xác để thu thập dữ liệu.

2. Số liệu phân tích lấy mẫu:

Lấy mẫu nước thải tại các điểm đầu vào, sau mỗi công đoạn xử lý và đầu ra của hệ thống. Sau đó phân tích mẫu để đánh giá hiệu quả xử lý của từng công đoạn và chất lượng nước thải sau xử lý. Tần suất lấy mẫu phụ thuộc vào quy định và yêu cầu của hệ thống.

3. Số liệu tiêu thụ:

Ghi chép lượng điện, hóa chất, nước sạch tiêu thụ cho hệ thống hằng ngày vào nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải. Song song đó là theo dõi khối lượng bùn ép sinh ra từ quá trình xử lý. Dữ liệu tiêu thụ giúp tính toán chi phí vận hành và kiểm soát chi phí trong phạm vi cho phép.

4. Báo cáo vận hành:

Dựa trên dữ liệu thu thập, lập báo cáo vận hành hệ thống hằng ngày cho cấp trên quản lý. Báo cáo bao gồm: hiện trạng vận hành hệ thống, đánh giá hiệu quả vận hành, dự báo các vấn đề tiềm ẩn và đề xuất giải pháp xử lý. Sử dụng báo cáo, nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải để điều chỉnh vận hành hệ thống phù hợp, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Những nội dung cần thể hiện rõ trong nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm thi công và vận hành các nhà máy xử lý, ETM đề xuất những nội dung cần thiết sau đây để ghi chép đầy đủ và hiệu quả trong nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải:

1. Lưu lượng nước thải:

Ghi chép rõ ràng lưu lượng nước thải đầu vào hệ thống, phân chia chi tiết nếu có nhiều nguồn cấp (m3/ngày). Theo dõi lưu lượng nước thải sau xử lý tại điểm xả thải ra nguồn tiếp nhận (m3/ngày), lưu lại đầy đủ vào nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải.

2. Năng lượng, hóa chất tiêu thụ:

  • Ghi chép công suất điện năng tiêu thụ cho hệ thống mỗi ngày (kW).

  • Theo dõi khối lượng hóa chất sử dụng cho toàn hệ thống hoặc từng hạng mục (kg/ngày).

  • Ghi chép lượng nước sạch sử dụng cho hệ thống (m3/ngày).

3. Bùn thải và nhân sự:

  • Ghi chép khối lượng bùn ép thu được mỗi ngày (tấn) vào nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải.

  • Theo dõi số lượng nhân công, kỹ thuật vận hành, quản lý và thời gian ca làm việc mỗi ngày.

4. Thông số vận hành trong các công đoạn:

  • Theo dõi các thông số vận hành quan trọng qua từng công đoạn xử lý, bao gồm: pH, nhiệt độ, COD, TN, TP...

  • Ghi chép tải lượng nước thải đầu vào và tải lượng xử lý được cho từng công đoạn.

  • Đối với các công đoạn sinh học, cần theo dõi thêm các thông số liên quan đến bùn (SV30-45-60), tỷ lệ bùn hoạt tính (MLVSS/MLSS), chỉ số lắng bùn (SVI), tỷ lệ thức ăn/vi sinh (F/M) và axit béo dễ bay hơi (VFA) trong hệ thống kỵ khí.

5. Tần suất lấy mẫu phân tích:

Xác định tần suất lấy mẫu phân tích phù hợp, cân nhắc yếu tố chi phí và khả năng phân tích các chỉ tiêu. Căn cứ vào thực tế vận hành để điều chỉnh tần suất lấy mẫu cho phù hợp.

6. Giới hạn kiểm soát các thông số đầu vào:

Ghi chép giới hạn kiểm soát thông số đầu vào cho mỗi công đoạn xử lý. Thông số này căn cứ vào thiết kế ban đầu của dự án, bao gồm kiểm soát tải lượng đầu vào từng hạng mục và bảng đánh giá hiệu suất xử lý thông qua các công đoạn.

Mẫu nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải mới nhất

Tham khảo ngay mẫu nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tại đây.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải mà bất kỳ kỹ sư/nhân viên vận hành nào cũng cần biết. Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và có nhu cầu xây dựng trạm xử lý nước thải, nước cấp, khí thải… hãy liên hệ với ETM ngay hôm nay để được tư vấn và nhận báo giá trong thời gian sớm nhất.

ETM tự hào là nhà thầu xử lý nước thải, khí thải, nước cấp uy tín hàng đầu khu vực miền Bắc, sở hữu năng lực thiết kế, thi công, xây dựng và lắp đặt cho các dự án lớn. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng khách hàng, chủ đầu tư, nhà máy, khu công nghiệp bằng cách cung cấp giải pháp xử lý tối ưu, dịch vụ vận hành trọn gói, đảm bảo đạt yêu cầu đầu ra trước khi thải ra môi trường. ETM chung tay bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp và góp phần vào sự phát triển bền vững.

Liên hệ với ETM để được tư vấn và nhận báo giá miễn phí:

ETM - Giải pháp xử lý môi trường uy tín, hiệu quả!


0923 392 868
Icon

ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG