Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Ngày đăng: 27/12/2019
Đăng bởi: Admin

1. Đánh giá tác động môi trường là gì?

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. (Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).
báo cáo đánh giá tác động môi trường
 

2. Tại sao cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không.
  • Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án.
  • Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường.

3. Căn cứ pháp lý để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
  • Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

4. Đối tượng cần phải lập báo cáo ĐTM

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường).
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.
 đánh giá tác động môi trường - tư vấn môi trường

5. Quá trình lập báo cáo ĐTM

  • Khảo sát, đánh giá ĐKTN –KTXH khu vực thực hiện dự án
  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh.
  • Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

6. Nơi nộp báo cáo ĐTM

  • Bộ TNMT phê duyệt các báo cáo ĐTM của các dự án thuộc phục lục III của Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định,  phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình.

7. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM

Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm:
  • 1 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư 27/2015.
  • 7 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
  • 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.

8. Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM

 Thẩm định
  • Các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường: không quá 45 ngày.
  • Các dự án khác không quá 30 ngày.
Phê duyệt
  • Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

9. Đối tượng cần phải lập lại báo cáo ĐTM

 Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:
  • Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
  • Bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với đối tượng thuộc danh mục Phụ lục II Nghị định này.
  • Có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng.
Theo đề nghị của chủ dự án.
Nguồn: ETM
 
  •  
  • Tags
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868