Hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải vào môi trường - Tư vấn môi trường

Ngày đăng: 27/12/2019
Đăng bởi: Admin
.
Dịch vụ tư vấn môi trường
Thủ tục tư vấn môi trường

1. Giấy phép xả thải

Giấy phép xả thải là một trong những giấy phép không thể thiếu của mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và sản xuất. Giấy phép xả thải là 1 hình thức chuyển giao việc xử lý từ chủ nguồn thải đến nơi tiếp nhận xử lý, thuận lợi cho các doanh nghiệp không có điều kiện trực tiếp xử lý.

2. Mục đích cấp giấy phép xả thải

          Giấy phép xả thải sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương biết nguồn gốc xả thải, chất lượng nước xả thải và nguồn tiếp nhận. Chính quyền sẽ dựa vào giấy phép xả thải để kiểm tra, đối chiếu và dễ kiểm soát lưu vực hơn.

3. Căn cứ pháp lý lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải vào môi trường

          - Luật tài nguyên nước 2013
          - Nghị định 201/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.

4. Đối tượng phải có xin cấp giấy phép xả thải

          Các tổ chức, cá nhân sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, tòa nhà thương mại, văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, bệnh viện, phòng khám, khách sạn, nhà hàng, v.v.. xả thải với lưu lượng vượt quá 5 m3/ngày đêm đều phải lập hồ sơ đăng ký, xin phép xả nước thải vào nguồn nước (căn cứ mục 3 điều 16 nghị định 201/2013/NĐ-CP).

5. Hồ sơ đề nghị  cấp giấy phép xả thải

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại khoản 1 điều 33 NĐ 201/2013/ NĐ-CP bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải;
+ Đề án hoặc báo cáo xả nước thải;
+ Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước, sau xử lý và nguồn nước tiếp nhận;
+ Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Chú ý: Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

6. Cơ quan thẩm định, phê duyện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả thải

Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
          + Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản.
          + Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.
          - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp còn lại.

7. Thời gian thẩm định, phê duyệt

- Đối với hồ sơ xin cấp phép xả thải hợp lệ: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định.
- Đối với hồ sơ phải bổ sung: Thời gian thẩm định sau khi hồ sơ được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

8. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:

Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép.
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải.
- Bản sao giấy phép đã được cấp.

9. Thời hạn của giấy phép xả thải

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
  • Tags
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868