Email: etm.ckmt@gmail.com
Phương pháp hóa học |
Phương pháp sinh học |
Phương pháp xử lý cơ học |
Phương pháp hóa lý |
Phương pháp xử lý điện hóa |
Nước thải công nghiệp là nước bị ô nhiễm bởi các chất thải từ các hoạt động công nghiệp. Các chất thải này có thể bao gồm hóa chất, dầu mỡ, kim loại nặng, và các chất độc hại khác. Nước thải công nghiệp thường được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến, hoặc xử lý các sản phẩm và vật liệu trong môi trường công nghiệp.
Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt của nhân công trong nhà máy cũng có thể tạo ra nguồn nước thải cần xử lý.
Tùy vào tính chất của từng loại nước thải mà sẽ có phương pháp xử lý nước thải công nghiệp khác nhau.
Đây là một trong những phương pháp xử lý nước thải công nghiệp được ứng dụng nhiều trong quá trình loại bỏ tạp chất và hóa chất độc hại trong phần lớn nước thải công nghiệp.
Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả nhanh chóng, dễ sử dụng, dễ vận hành, dễ quản lý. Tuy nhiên, chúng cũng có nhược điểm rõ ràng là giá thành cao và có thể sinh ra chất gây ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.
Phương pháp này thường được dùng để xử lý nước thải công nghiệp trong nhà máy xi mạ kẽm, mạ crom, dệt nhuộm, sản xuất mực in và xử lý amoni. Ngoài ra, những loại nước thải chứa nhiều tạp chất và nồng độ axit cao cũng có thể áp dụng phương pháp xử lý này.
2 phương án xử lý phổ biến bao gồm:
Oxi hóa khử: Chất độc hại trong nước xả thải như clo, bicromat kali, oxy không khí, clorat canxi, ozon, hypoclorit, canxi… sẽ tạo phản ứng oxi hóa khử rồi chuyển hóa thành các hóa chất khác ít độc hại hơn và tách ra khỏi nước thải.
Trung hòa: Sử dụng tác nhân trung hòa như kiềm, axit hoặc vật liệu lọc axit để trung hòa, giảm mức độ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trước khi xả ra môi trường.
Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp sinh học thích hợp dùng trong các nhà máy cần xử lý amoni trong nước thải công nghiệp, nhà máy chế biến café, sản xuất sữa, bia, mì ăn liền…
Một cách đơn giản, nước thải được sinh ra từ nhà máy sản xuất công nghiệp có chứa thành phần chất hữu cơ đều có thể sử dụng phương pháp xử lý này.
Phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật khử các hợp chất hữu cơ độc hại trong nước thải, vi sinh vật (hiếu khí, kỵ khí) đó có sẵn trong nước hoặc được thêm vào trong quá trình xử lý.
Những hóa chất hữu cơ độc hại có trong nước thải dạng keo, dạng dung dịch, huyền phù là nguồn thức ăn cho vi sinh vật, nên phương pháp sinh học có hiệu quả rất tốt đối với các nguồn nước thải này.
Các phương pháp được dùng để loại bỏ hóa chất kích thước và tỉ trọng lớn đều được gọi chung là phương pháp cơ học. Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp này có rất nhiều loại, được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất khác nhau như giấy, sơn, xi mạ kẽm, xi mạ crom và các ngành sản xuất khác có sản sinh nước thải chứa kim loại nặng.
Nhìn chung, xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là cách áp dụng quá trình vật lý và hóa học có tác dụng lược bỏ bớt hóa chất gây ô nhiễm trong nước thải.
Đối với hóa chất có hại với môi trường mà không thể loại bỏ bằng cách sử dụng bể lắng thì thường áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để xử lý.
Công nghệ keo tụ tạo bông: Dùng để xử lý nước thải công nghiệp nhà máy sản xuất mực in, dệt nhuộm, sơn… với khả năng khử cặn lơ lửng và màu tốt. Phương pháp này thường được dùng để lọc nước thải nhiễm dầu mỡ hoặc chứa kim loại nặng.
Công nghệ trích ly pha lỏng: Dùng để xử lý nước thải công nghiệp có chứa ion kim loại, axit hữu cơ, phenton. Tuy nhiên, do chi phí công nghệ này khá cao nên chúng chỉ thường áp dụng với các trường hợp chất bẩn đạt mức từ 3- 4g/l.
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp này sử dụng 2 dạng năng lượng là hóa học và điện để lược bỏ triệt để hóa chất độc hại trong nước. Dù hiệu quả cao nhưng khi áp dụng phương pháp này cần có sự hiểu biết nhiều mặt về công nghệ kỹ thuật và cách thức vận hành.
Công nghệ keo tụ điện hóa: Dùng để xử lý nước thải phát sinh từ các nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm, mực in, bởi công nghệ này có thể dễ dàng lược bỏ chất thải màu hữu cơ khó phân hủy.
Công nghệ oxy hóa điện hóa: Dùng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ độc hại thành H2O và CO2, công nghệ này thường được dùng chung với các anot (như PbO2 hay SnO2…)
ETM cung cấp các dịch vụ xử lý nước thải công nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về nguồn nước thải trước khi trực tiếp thải ra môi trường, đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định hiện hành. Qua đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm nâng cao hiệu quả sản xuất mà không cần lo lắng bị phạt do không tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường.
Hãy liên hệ với ETM ngay hôm nay qua hotline 0923 392 868 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá trong thời gian sớm nhất!