Phương pháp xử lý nước thải mía đường với chi phí thấp

Ngày đăng: 26/10/2023
Đăng bởi: Admin

Ngành sản xuất mía đường tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, với sản lượng lên đến 9.7 triệu tấn mía sản xuất và 941 nghìn tấn đường các loại trong niên vụ 2022-2023. Sự tăng trưởng này đã đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và mang lại sự ổn định cho ngành. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng kể, nước thải trong quá trình sản xuất mía đường vẫn đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng ETM tìm hiểu phương pháp xử lý nước thải mía đường với chi phí thấp và hiệu quả cao trong nội dung dưới đây!

Quy trình xử lý nước thải mía đường

Nguồn gốc phát sinh chất thải sản xuất mía đường

Quá trình sản xuất đường từ mía và các nguyên liệu khác tạo ra nhiều loại chất thải khác nhau, gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn.

nguồn gốc phát sinh nước thải mía đường

Khí thải: Khí thải chủ yếu xuất hiện trong quá trình đốt bã mía để duy trì lò hơi hoặc trong quá trình xử lý nước mía bằng CO2 hoặc SO2.

Chất thải rắn: Chất thải rắn trong quá trình sản xuất bao gồm bã mía, bùn lọc, tro đốt, và các hạt rắn khác. Chúng chiếm một phần nhỏ và thường được tái sử dụng. Bã mía được dùng để đốt trong lò hơi, làm nguyên liệu sản xuất giấy, và tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bùn và tro lò hơi thường được sử dụng trong sản xuất phân hữu cơ.

Nước thải: Nước thải được tạo ra từ nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất đường, bao gồm cắt, băm, ép, và vệ sinh máy móc, thiết bị. Nước thải trong các giai đoạn này thường chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn, có nhiệt độ cao và độ pH thấp. Do đó, việc xử lý nước thải mía đường đòi hỏi sử dụng các công nghệ chuyên nghiệp và hiệu quả để thực hiện quá trình này.

Phương pháp xử lý nước thải mía đường hiệu quả

Trong quá trình làm mát máy móc, thiết bị, cũng như trong các quy trình khác, nhiệt độ của nước thải tăng cao. Khi nhiệt độ này tăng, các chất như glucose và fructose trong nước thải mía đường sẽ chuyển đổi thành các phân tử lớn, có tính ổn định và khó bị phân hủy bởi vi sinh vật thông thường. 

phương pháp xử lý nước thải mía đường

Điều này đặt ra yêu cầu sử dụng một công nghệ phù hợp để xử lý nước thải sản xuất đường mía. Trong nội dung này, ETM giới thiệu đến Quý khách công nghệ kết hợp giữa phương pháp phân hủy kỵ khí và hiếu khí.

Trong quá trình này, các vi sinh vật kỵ khí sẽ tham gia vào việc phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải mía đường, biến chúng thành các phân tử hữu cơ có kích thước nhỏ hơn và dễ dàng bị phân hủy. 

Những chất hữu cơ dễ phân hủy này sau đó sẽ được xử lý tiếp trong bể sinh học hiếu khí, trong đó vi sinh vật có khả năng tiêu hóa và loại bỏ các chất còn tồn đọng. Điều này giúp giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải từ ngành sản xuất đường mía đến môi trường và đảm bảo rằng quá trình xử lý nước thải diễn ra hiệu quả.

Quy trình xử lý nước thải mía đường

Dưới đây là các bước của quy trình xử lý nước thải từ ngành sản xuất đường mía hiệu quả:

Song chắn rác: Nước thải trước tiên được thu gom qua các song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn, nhằm tránh tắc nghẽn các thiết bị sau này.

Bể lắng cát: Nước thải chứa đất, cát từ quá trình rửa sạch nguyên liệu và quá trình sản xuất được giữ lại tại bể lắng cát. Cát sau đó được chuyển đến sân phơi cát.

Hố thu gom: Sau khi qua bể lắng cát, nước thải được tập trung và chuyển vào hố thu gom. Đây là nơi tập trung nước thải trước khi vào hệ thống xử lý phía sau.

Bể điều hòa: Nước thải từ hố thu gom chuyển đến bể điều hòa. Bể điều hòa giúp ổn định nồng độ và lưu lượng của nước thải. Máy thổi khí được sử dụng tại đây để tránh sự phân hủy kỵ khí khi các chất lơ lửng bắt đầu lắng xuống đáy bể.

Bể lắng 1: Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể lắng 1. Ở đây, một phần chất rắn lơ lửng được loại bỏ để giảm thể tích xử lý nước thải mía đường phía sau và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học.

Bể UASB: Tại đây, xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí dưới tác động của vi sinh vật kỵ khí trong điều kiện không có oxi. Quá trình xử lý kiểm kỵ khí được chia thành bốn giai đoạn: thuỷ phân polime, lên men các amino axit và đường (axit hoá), phân hủy kỵ khí (axetic hoá), và hình thành khí metan (metan hoá).

Bể Aerotank: Nước thải sau khi xử lý tại bể UASB chuyển vào bể Aerotank. Tại đây, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động giúp phân hủy các chất hữu cơ còn lại.

Bể lắng 2: Bể lắng 2 giúp lắng lại phần cặn từ quá trình sinh học và làm trong nước. Một phần bùn cặn được tuần hoàn về bể Aerotank, phần còn lại được xả ra bể chứa bùn.

Thiết bị lọc áp lực: Thiết bị lọc áp lực loại bỏ các cặn nhỏ, mùi, và màu còn sót lại trước khi chuyển sang bể khử trùng.

Bể khử trùng: Nước thải được khử trùng bằng dung dịch clo theo dòng chảy ziczac để loại bỏ các vi khuẩn và virus gây bệnh.

Cuối cùng, nước thải từ quá trình xử lý đạt chuẩn cột A, theo Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, sẽ được xả thải ra nguồn tiếp nhận.

Lời kết

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực xử lý nước thải, ETM đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải mía đường đạt chuẩn với chi phí tối ưu cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Hãy liên hệ với ETM ngay hôm nay qua hotline 0923 392 868 để được tư vấn và nhận báo giá ưu đãi trong thời gian sớm nhất!

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 688/115 Quang Trung, Phường 11, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Trụ sở: Ô 15 lô B, khu đô thị mới Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0283 6208 102
Hotline: 0923 392 868
Email: sales@moitruongetm.vn
Website: http://moitruongetm.vn & http://cokhimoitruong.com.vn
Facebook: Công ty CP cơ khí môi trường ETM
Chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho việc xử lý nước thải TẠI ĐÂY
Xử lý nước thải hợp khối | Cơ khí môi trường | Vật tư dùng xử lý nước cấp | Vật tư dùng xử lý nước thải | Thiết bị đo, kiểm soát
Các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty:
Xử lý nước cấp.
Xử lý nước thải.
Xử lý khí thải
Xử lý môi trường.
Cơ khí công nghiệp.
Cơ khí xây dựng.
Bảo trì và nâng cấp hệ thống.
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868