Email: etm.ckmt@gmail.com
Dung môi là chất rắn, lỏng hoặc khí, được dùng để hòa tan một phần chất rắn, lỏng hoặc khí khác. Kết quả hình thành một dung dịch tan trong một thể tích dung môi nhất định, ở nhiệt độ nhất định.
Các dung môi hữu cơ thường được dùng chủ yếu trong các chất làm sạch khô, chất pha loãng sơn, chất tẩy rửa, nước hoa…
Dung môi có thể chia thành 2 loại, phân cực và không phân cực. Độ phân cực của dung môi được tính bằng hằng số điện môi.
Các hơi dung môi đa phần có tỷ trọng nhẹ hơn nước, hình thành một lớp riêng biệt trên bề mặt của nước, trừ các dung môi halogen (như dichloromethane và chloroform) sẽ chìm xuống đáy. Hầu hết các dung môi hữu cơ đều dễ cháy, tùy vào tính dễ bay hơi của chúng. Cũng có trường hợp ngoại lệ là một số dung môi clo hóa như dichloromethane và chloroform.
Hỗn hợp hơi dung môi và không khí có thể phát nổ. Hơi dung môi nặng hơn không không khí, sẽ chìm xuống dưới đáy và có thể di chuyển trong một khoảng cách lớn, mà gần như không bị pha loãng. Chính vì thế mà những thùng chứa dung môi dễ bay hơi hết, nên được bảo quản trong trạng thái mở nắp và lộn ngược.
Công nghệ xử lý khí thải hơi dung môi hữu cơ sử dụng tháp đệm hấp thụ để tăng khả năng tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ. Dung dịch hấp thụ phụ thuộc vào loại dung môi trong sản xuất. Để có được thông số của dụng dịch hấp thụ, cần phải tiến hành khảo sát và nghiên cứu quá trình phát thải hơi dung môi.
Dòng khí được thu về hệ thống xử lý qua các chụp hút, sau đó được hút vào tháp xử lý bằng quạt hút.
Hai quy trình chính trong hệ thống xử lý:
Quá trình hấp phụ: sử dụng vật liệu hấp phụ như than hoạt tính, vật liệu có độ rỗng xốp phù hợp. Ở tháp hấp phụ, diễn ra quá trình hấp phụ hơi dung môi bằng than hoạt tính, khí thải được đưa từ dưới tháp lên, giữa thân tháp có lớp than hoạt tính để thực hiện quá trình hấp phụ.
Quá trình hấp thụ: sử dụng dung dịch hấp thụ riêng biệt đối với từng loại khí thải cần được xử lý.
Trong tháp hấp thụ, dòng khí được phân bổ vào thiết bị phía dưới, dòng dung dịch hấp thụ được phân bố theo chiều từ trên xuống. Dung dịch này được bơm ly tâm vận chuyển từ bể chứa dung dịch hấp thụ, qua bộ phận phối tạo thành những giọt lỏng với kích thước nhỏ, phun đều vào thiết bị.
Tháp có cấu tạo 2 tầng, mỗi tầng đảm nhiệm 1 vai trò trong quá trình xử lý/
Tại phần dưới của thiết bị xử lý, dung dịch hấp thụ được hệ thống phân phối khí chuyên dụng phân phối đều vào trong toàn bộ thể tích tháp. Dòng khí thải đi từ dưới lên tiếp xúc nước thải, tại đây, toàn bộ lượng bụi trong khí thải được giữ lại, một phần chất ô nhiễm được hấp thụ tại đây.
Tại tầng trên của tháp bố trí lớp đệm hấp thụ có tác dụng gia tăng sự tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ. Tại các vật liệu đệm hấp thụ, dung dịch hấp thụ tạo thành màng nước, đây là nơi tiếp xúc với dòng khí thải, chất ô nhiễm được hấp thụ triệt để tại đây.
Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị xử lý khí thải hơi dung môi hữu cơ là khí sạch, đạt tiêu chuẩn môi trường theo QCVN 19:2009/BTNMT.
Các loại hơi dung môi khi tiếp xúc với chất hấp thụ sẽ phản ứng, tạo các muối, hỗn hợp chất lỏng rơi xuống đáy tháp. Dung dịch hấp thụ luôn được kiểm soát hoàn toàn bằng hệ thống tự động bổ sung dung dịch hấp thụ. Tháp xử lý khí thải được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu PP, có khả năng chống chịu được axit, bazo, chống ăn mòn cao…
Với đội ngũ kỹ sư và và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý khí thải hơi dung môi hữu cơ, ETM tự hào là đối tác đáng tin cậy hàng đầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc.
Với phương châm “Uy tín, chất lượng tạo niềm tin”, ETM cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng tối đa những yêu cầu riêng theo đặc trưng ngành nghề của quý khách.
Quý khách có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0923 392 868 để được tư vấn và báo giá miễn phí trong thời gian sớm nhất!