Quy định vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Ngày đăng: 27/04/2024
Đăng bởi: Admin

Căn cứ theo quy định mới ban hành trong năm 2022, thiết kế, xây dựng hệ thống cần bắt buộc lập kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Tuy nhiên, nhiều dự án đã bỏ qua giai đoạn quan trọng này dẫn đến tình trạng chậm trễ tiến độ vận hành hoặc buộc phải ngưng hoạt động do thiếu giấy phép từ cơ quan Nhà nước. Cùng ETM tìm hiểu những thay đổi về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải năm 2024, giúp chủ dự án nắm rõ các quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Cập nhật quy định về vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường năm 2024

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2022)

  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết về bảo vệ môi trường

  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 hướng dẫn về bảo vệ môi trường

Đối tượng thực hiện vận hành thử nghiệm:

Theo Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các công trình bảo vệ môi trường (BVMT) bắt buộc phải thực hiện vận hành thử nghiệm, bao gồm:

  • Công trình, thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại.

  • Các dự án hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và được cấp Giấy phép môi trường (GPMT) cần thực hiện vận hành thử nghiệm đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc từng phân kỳ đầu tư. Có hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập cần thực hiện vận hành thử nghiệm để đánh giá hiệu quả, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

vận hành thử nghiệm

Trường hợp miễn vận hành thử nghiệm:

Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định một số trường hợp miễn vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, bao gồm:

  • Dự án khai thác khoáng sản: có hồ lắng, hồ sự cố hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát bụi, khí thải (áp dụng với dự án không yêu cầu hệ thống xử lý khí thải).

  • Công trình, thiết bị xử lý nước thải: tại chỗ, hệ thống xử lý nước làm mát sử dụng Clo, hóa chất khử trùng.

  • Công trình xử lý chất thải mở rộng, nâng công suất nhưng không thay đổi so với GPMT đã cấp.

  • Hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực.

  • Đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trong trường hợp không thay đổi so với GPMT thành phần hoặc GPMT đã cấp trước đó.

    Xem thêm: Mẫu giấy phép môi trường theo quy định mới nhất

Điều kiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án cần đáp ứng các điều kiện sau để được phép vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường (BVMT):

1. Dự án không lập Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng có Giấy phép môi trường (GPMT) và công trình xử lý chất thải

  • Hoàn thành các nội dung xây dựng công trình xử lý theo GPMT đã được cấp.

  • Có hồ sơ hoàn thành công trình xử lý chất thải, bao gồm biên bản bàn giao nghiệm thu.

  • Lập quy trình vận hành đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

  • Hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục để giám sát chất lượng xả thải sau hệ thống xử lý.

2. Dự án lập ĐTM và có GPMT, công trình xử lý chất thải (trừ công trình quy định tại Khoản 1 Điều 31)

  • Thực hiện vận hành thử nghiệm đồng thời với quá trình vận hành toàn bộ dự án hoặc từng phân kỳ đầu tư, hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập theo GPMT đã được cấp.

3. Dự án quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường

  • Thực hiện vận hành thử nghiệm sau khi được cấp GPMT (trừ trường hợp đã có GPMT thành phần).

Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được quy định như sau:

Dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (CCN) và dự án thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm với công suất lớn: Phải vận hành thử nghiệm từ 3 đến 6 tháng. Danh sách các dự án thuộc loại hình này được quy định tại Cột 3 Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Dự án khác: Chủ dự án tự quyết định thời gian vận hành thử nghiệm nhưng không quá 6 tháng.

Gia hạn vận hành thử nghiệm: Trường hợp cần gia hạn, chủ dự án phải có văn bản thông báo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nêu rõ lý do và thời gian gia hạn (không quá 6 tháng).

Ngoài ra, cần có kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được lập theo Mẫu số 43 Phụ lục 7 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT. Nội dung chính của kế hoạch bao gồm:

  • Thời gian dự kiến bắt đầu vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

  • Kế hoạch quan trắc: Cần thể hiện cụ thể kế hoạch quan trắc đối với nguồn thải theo đúng nội dung GPMT đã được phê duyệt.

Quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Nội dung quan trắc trong phần này chỉ áp dụng cho các dự án thuộc cột 3 Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Quan trắc nước thải

1. Lấy mẫu: Mẫu tổ hợp gồm 3 mẫu đơn lấy ở 3 thời điểm khác nhau trong ngày hoặc ca sản xuất, được trộn đều với nhau.

2 Đánh giá:

  • Giai đoạn hiệu chỉnh: Thời gian đánh giá ít nhất 75 ngày, tần suất quan trắc tối thiểu 15 ngày/lần, lấy mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của công trình xử lý, thông số quan trắc thực hiện theo Giấy phép môi trường (GPMT) đã được cấp.

  • Giai đoạn ổn định: Thời gian đánh giá 7 ngày liên tiếp, tần suất quan trắc 1 ngày/lần, lấy 1 mẫu đơn nước thải đầu vào và ít nhất 7 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 7 ngày, thông số quan trắc thực hiện theo GPMT đã được cấp.

vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý chất thải

Quan trắc khí thải

1 Lấy mẫu: Mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục hoặc xác định kết quả là giá trị trung bình của 3 kết quả đo nhanh ở 3 thời điểm khác nhau.

2. Đánh giá:

  • Giai đoạn hiệu chỉnh: Thời gian đánh giá ít nhất 75 ngày, tần suất quan trắc tối thiểu 15 ngày/lần, lấy mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của công trình xử lý, thông số quan trắc thực hiện theo GPMT đã được cấp.

  • Giai đoạn ổn định: Thời gian đánh giá 7 ngày liên tiếp, tần suất quan trắc 1 ngày/lần, lấy mẫu đơn hoặc mẫu liên tục, thông số quan trắc thực hiện theo GPMT đã được cấp.

    Xem thêm: Thời hạn hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động·

Quan trắc nước thải, khí thải (đối với dự án không thuộc cột 3 Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

  • Tần suất: Quan trắc ít nhất 3 mẫu đơn trong 3 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.

  • Thông số: Tần suất và thông số quan trắc do chủ dự án tự quyết định.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về quy định vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình thẩm định Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), thì ETM chính là giải pháp dành cho bạn.

Công ty Cổ phần Công nghệ xử lý nước và môi trường ETM sở hữu đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về quy trình thẩm định ĐTM. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tận tâm, giúp bạn:

  • Giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình thẩm định ĐTM

  • Tư vấn giải pháp phù hợp để hoàn thiện hồ sơ ĐTM một cách nhanh chóng và hiệu quả

  • Hỗ trợ bạn trong quá trình tương tác với cơ quan thẩm định.

Hãy liên hệ ngay với ETM để được hỗ trợ miễn phí:

Hotline: 0923392868

Website: https://cokhimoitruong.com.vn/

Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868