Email: etm.ckmt@gmail.com
Sử dụng bùn hoạt tính trong quy trình xử lý nước thải hiện nay đã trở nên phổ biến trong hầu hết các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản. Nước thải ngành này có hàm lượng chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng lớn, nồng độ COD và BOD cao… Việc sử dụng các công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính đem lại lợi ích rất lớn đối với môi trường nước, các doanh nghiệp do sự thân thiện với môi trường của bùn hoạt tính, xử lý nước thải triệt để nhất, giá thành rẻ, tiết kiệm được nhiều chi phí đem lại nhiều nguồn lợi nhận trong sản xuất.
Thủy sản là một ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên lượng nước thải sinh ra cũng rất lớn. Vì trong công nghệ chế biến thủy sản các quy trình sản xuất sử dụng rất nhiều nước trong tất cả các khâu. Mức độ ô nhiễm nước thải của ngành chế biến thủy sản phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thô, sản phẩm, thay đổi theo mùa vụ. Thành phần nước thải ngành chế biến thủy sản được liệt kê trong bảng sau
Chỉ tiêu | Đơn Vị | Nồng độ | ||
Tôm đông lạnh | Cá da trơn(tra-basan) | Thủy sản đông lạnh hỗn hợp | ||
pH | 6,5 - 9 | 6,5 – 7 | 5,5 – 9 | |
SS | mg/L | 100 - 300 | 500 – 1200 | 50 – 194 |
COD | mgO2/L | 800 - 2000 | 800 – 2500 | 694 – 2070 |
BOD5 | mgO2/L | 500 - 1500 | 500 – 1500 | 391 – 1539 |
NTổng | mgO2/L | 50 - 200 | 100 – 300 | 30 – 100 |
PTổng | mgO2/L | 10 - 120 | 50 – 100 | 3 – 50 |
Dầu và mỡ | mgO2/L | - | 250 – 830 | 2,4 – 100 |
Bùn hoạt tính được các công ty mua ở cơ sở chuyên cung cấp vi sinh – nuôi cấy vi sinh. Sau đó sẽ được nhân giống để phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải của công ty. Trong quá trình nhân giống gặp phải rất nhiều khó khăn như: Xảy ra hiện tượng bùn phát triển phân tán, bùn không kết dính được, bùn tạo khối do vi khuẩn dạng sợi, bùn nổi, bọt váng, thời gian hoạt hóa dài,... làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý và đình trệ dây chuyển sản xuất của công ty.
Bùn hoạt tính trong xử lý nước thải chế biến thủy sản.