TSS là gì? Cách đo lường TSS trong nước thải

Ngày đăng: 02/11/2023
Đăng bởi: Admin

TSS là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực xử lý nước thải và quản lý chất lượng nước. Vậy TSS là gì? Các đo lường TSS trong nước thải như thế nào? Phương pháp xử lý ra sao khi chỉ số TSS cao? Cùng ETM đi tìm câu trả lời ngay trong nội dung dưới đây!

  Đo trong phòng thí nghiệm
  Đo TSS ngoài hệ thống xử lý
  Xử lý TSS với phương pháp lắng
  Xử lý TSS thông qua phương pháp keo tụ
  Xử lý TSS bằng vi sinh vật

TSS là gì?

TSS là viết tắt của "Tổng lượng chất rắn lơ lửng" (Total Suspended Solids), đại diện cho tổng trọng lượng của các chất rắn hạt nhẹ và lơ lửng trong nước. Bao gồm cả các chất vô cơ, hữu cơ, hạt đất sét, phù sa, sợi thực vật, vi khuẩn, tảo, và nhiều loại chất rắn khác.

tss là gì

Những hạt này không có khả năng lắng xuống dưới đáy nước mà duy trì sự lơ lửng trong nước. TSS là một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đo lường chất lượng nước sau khi đã trải qua quá trình xử lý bởi các hệ thống xử lý nước thải.

Ảnh hưởng của TSS

TSS (Tổng lượng chất rắn lơ lửng) có ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, cụ thể:

  • Gây lắng đọng, biến đối địa hình nơi xả thải nếu nồng độ TSS cao liên tục trong thời gian dài

  • Ảnh hưởng đến độ đục của nước, khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh giảm, ảnh hưởng quá trình tạo oxy tự nhiên cung cấp cho động vật thủy sinh

  • TSS chứa chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy sinh học bởi vi khuẩn, vi khuẩn sử dụng oxy trong nước làm giảm DO. Quá trình phân giải yếm khí tạo ra sản phẩm là H2S, CO2, CH4… làm suy giảm chất lượng nguồn nước, khiến động vật thủy sinh không thể sinh sống.

Cách đo lường TSS trong nước thải chính xác

Có 2 cách để đo lường TSS trong nước thải

Đo trong phòng thí nghiệm

Để kiểm tra hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải, cần thực hiện các bước sau:

đo lường tss

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cần thiết:

  • Một cốc được làm từ sứ, platin, hoặc thủy tinh có hàm lượng silic cao.

  • Tủ nung với nhiệt độ 550 ± 50 độ C

  • Bếp nung cách thủy

  • Bình hút ẩm chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với các độ ẩm khác nhau

  • Tủ sấy với nhiệt độ 103 – 105 độ C

  • Cân phân tích (độ chính xác đến 0,1mg)

  • Bộ lọc chân không

  • Giấy lọc thủy tinh.

Bước 2: Thực hiện phân tích hàm lượng TSS trong nước theo các bước sau:

  • Xác định chất rắn tổng cộng, chất rắn bay hơi:

  • Chuẩn bị cốc thí nghiệm và làm khô ở nhiệt độ 103 – 105 độ C trong 60 phút.

  • Làm nguội cốc trong bình hút ẩm cho đến nhiệt độ cân bằng trong 60 phút.

  • Cân khối lượng cốc để xác định thông số a (g).

Xác định chất rắn tổng cộng: Chọn thể tích mẫu nước có khối lượng nằm giữa 2,5 đến 200 mg. Làm bay hơi trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105 độ C cho đến khối lượng không đổi. Làm nguội trong bình hút ẩm cho đến nhiệt độ cân bằng trong 60 phút. Cân để xác định khối lượng b(mg).

Xác định chất rắn bay hơi:

  • Tiếp tục thực hiện tiếp giai đoạn 2, nung phần khối lượng sau sấy trong tủ nung ở nhiệt độ 500 – 600 độ C.

  • Làm nguội cho đến nhiệt độ cân bằng trong 1 giờ.

  • Cân khối lượng thu được để xác định c (mg).

Cách xác định tổng chất rắn lơ lửng:

  • Chuẩn bị giấy lọc thủy tinh, làm khô giấy lọc đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 103 – 105 độ C trong 60 phút.

  • Làm nguội trong bình hút ẩm để xác định khối lượng d (mg).

  • Mẫu cần xác định TSS đã trộn đều qua giấy lọc.

  • Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105 độ C cho đến khối lượng không đổi.

  • Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm.

  • Cân khối lượng giấy lọc thu được để xác định khối lượng d (mg).

Dựa trên các khối lượng thu được từ các bước trên, bạn có thể tính hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải bằng các công thức sau:

  • Chất rắn tổng cộng TS (mg/L) = [(b-a)×1000]/V (ml)

  • Chất rắn bay hơi TDS (mg/L) = [(c-b)×1000]/V (ml)

  • Chất rắn lơ lửng TSS (mg/L) = [(d-c)×1000]/V (ml)

Đo TSS ngoài hệ thống xử lý

Tại hiện trường hệ thống xử lý nước thải, bạn có thể sử dụng thiết bị đo hàm lượng TSS cầm tay. Các loại thiết bị này được bán trên thị trường với mức giá dao động từ 5-30 triệu đồng, tùy vào nguồn gốc và độ chính xác theo nhu cầu.

máy đo tss cầm tay

Việc sử dụng máy đo hàm lượng TSS cầm tay tại hiện trường hệ thống xử lý nước thải có nhiều ưu điểm:

  • Kết quả tức thời: Máy đo TSS cầm tay cho phép người sử dụng biết kết quả ngay lập tức, giúp đưa ra các chuẩn đoán nhanh chóng về tình trạng của hệ thống xử lý nước thải. Điều này có thể hỗ trợ trong việc điều chỉnh và quản lý hiệu quả hệ thống.

  • Tiện lợi và linh hoạt: Thiết bị cầm tay dễ dàng di chuyển và sử dụng tại nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống xử lý nước thải, giúp kiểm tra từng phần tử một một cách thuận tiện.

Tuy nhiên, máy đo TSS cầm tay cũng có nhược điểm chính là độ chính xác không cao bằng việc kiểm tra TSS trong phòng thí nghiệm. Điều này có thể khiến kết quả đo chưa đủ chính xác để đưa ra quyết định dựa trên các yếu tố quan trọng trong một số trường hợp.

Tùy theo mục tiêu và yêu cầu cụ thể của quá trình xử lý, việc lựa chọn giữa máy đo cầm tay và kiểm tra trong phòng thí nghiệm sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng hệ thống và nguồn kinh phí có sẵn.

Cách xử lý TSS trong nước thải

Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý TSS trong nước thải, tùy thuộc vào tình hình cụ thể và yêu cầu của hệ thống xử lý.

cách xử lý tss

Xử lý TSS với phương pháp lắng

Quá trình lắng diễn ra trong ao lắng, trong đó dòng chảy của nước được chia thành các phần: phần đầu vào, phần lắng, phần nén bùn và phần đầu ra.

Trong khu vực đầu vào, nước chảy liên tục về phía trước theo cùng một hướng, sự lắng xảy ra trong khu vực lắng khi nước chảy về phía đầu ra.

Các hạt TSS dưới đáy sẽ đọng lại trong vùng nén bùn, tạo cặn.

Xử lý TSS thông qua phương pháp keo tụ

Phương pháp keo tụ tạo bông có thể được kết hợp để xử lý TSS vô cơ hiệu quả. Quá trình này thường diễn ra trong bể lắng ngang hoặc đứng, nơi một số hạt không thể lắng tự nhiên. Do đó, chất keo tụ được thêm vào nước để tăng khả năng tách cặn ra khỏi nước. Các chất này có tác dụng liên kết các hạt TSS lại với nhau, làm cho chúng nặng hơn và lắng xuống.

Xử lý TSS bằng vi sinh vật

Sử dụng các chủng vi sinh vật để xử lý TSS là một phương pháp thân thiện với môi trường và hiệu quả.

Khi vi khuẩn được thêm vào hệ thống, chúng sẽ sử dụng chất hữu cơ để tổng hợp, phát triển và phân bào. Cơ chế này cho phép vi sinh vật phát triển nhanh chóng và giảm chỉ số TSS trong nước thải.

Cần lưu ý rằng mỗi nguồn nước thải có thể có đặc điểm riêng và đòi hỏi phải điều chỉnh quy trình cho phù hợp. Việc chọn lựa phương pháp xử lý TSS thích hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của hệ thống xử lý và mục tiêu đặt ra.

Để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải của bạn hoạt động trơn tru và xử lý TSS một cách hiệu quả, hãy liên hệ với ETM ngay hôm nay. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn, thi công hệ thống chất lượng cao, tuân thủ các quy chuẩn về môi trường.

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 688/115 Quang Trung, Phường 11, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Trụ sở: Ô 15 lô B, khu đô thị mới Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0283 6208 102
Hotline: 0923 392 868
Email: sales@moitruongetm.vn
Website: http://moitruongetm.vn & http://cokhimoitruong.com.vn
Facebook: Công ty CP cơ khí môi trường ETM
Chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho việc xử lý nước thải TẠI ĐÂY
Xử lý nước thải hợp khối | Cơ khí môi trường | Vật tư dùng xử lý nước cấp | Vật tư dùng xử lý nước thải | Thiết bị đo, kiểm soát
Các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty:
Xử lý nước cấp.
Xử lý nước thải.
Xử lý khí thải
Xử lý môi trường.
Cơ khí công nghiệp.
Cơ khí xây dựng.
Bảo trì và nâng cấp hệ thống.
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868