Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư tập trung sẽ được thu gom và chảy qua hệ thống song chắn rác thô (SCR) để loại bỏ các loại rác thải lẫn vào có kích thước lớn. Các loại rác thải này nếu không được giữ lại sẽ khiến cho hệ thống bơm và đường ống hư hỏng. Các loại rác thải này bao gồm túi nilon, giấy, vỏ hộp, thành phần thừa của thực phẩm… sẽ được thu gom định kì để đảm bảo cho SCR hoạt động được bình thường và không bị tắc nghẽn.
Nước thải sau khi qua SCR thô sẽ chảy qua bể tách mỡ/ lắng cặn để xử lý lớp vãng mỡ nổi lên trên cùng các loại rác có kích thước nhỏ mà hệ thống lọc rác thô không giữ lại được. Đồng thời với cấu tạo chuyên biệt của bể này mà lượng cặn bao gồm đất, cát… lẫn vào nước thải sẽ được lắng xuống đáy. 2 thành phần này sẽ được thu gom bằng thiết bị chuyên dụng, lớp nước thải ở giữa sẽ chuyển sang hố thu gom.
Hố thu gom được bố trí SCR tinh để ngăn các loại huyền phù, rác thải có kích thước bé còn sót lại đi vào bể điều hòa, sẽ làm giảm khả năng xử lý của bể và hệ thống phía sau. Lượng rác này sẽ được thu gom để tránh hiện tượng tắc lọc sẽ làm gián đoạn dòng chảy của nước thải vào bể điều hòa.
Nước thải sau đó được bơm qua bể điều hòa bới 1 trong 2 bơm được bố trí ở đây. 2 bơm này hoạt động luân phiên nhau để tránh trường hợp hỏng bơm sẽ gây tê liệt toàn hệ thống). Tại bể điều hòa, một hệ thống sục khí được bố trí dưới bể sẽ cung cấp không khí và sục đều đồng thời làm đồng đều các hàm lượng COD, BOD, N,P… có trong nước. Bể điều hòa còn có tác dụng điều hòa dòng chảy và làm đồng đều các chất độc hại để tránh hiện tượng nước thải tại một điểm nào đó trong bể có nồng độ chất độc hại quá cao sẽ dẫn đến ảnh hưởng cho vi sinh vật xử lý sau này. Nước thải sau đó được dẫn sang bể vi sinh/ lắng kết hợp
Tại bể vi sinh/lắng kết hợp này sẽ diễn ra 2 pha xử lý:
- Pha sục khí của bể vi sinh, nước thải được trộn đều với không khí và bùn vi sinh nhờ hệ thống đĩa thổi khí và máy khuấy chìm bố trí dưới đáy bể. Đĩa thổi khí có tác dụng cung cấp oxy cho vi sinh nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất cho vi sinh hoạt động. Máy khuấy chìm sẽ trọng đều các thành phần nước thải, không khí và bùn vi sinh để tăng hiệu quả xử lý.
- Tại pha lắng: Nước thải sau khi được xử lý bằng vi sinh sẽ chuyển sang pha lắng. Tại pha này, không khí ngưng cung cấp và nước thải được để yên nhằm tăng hiệu quả lắng bùn nhờ trọng lực. Quá trình lắng diễn ra sẽ tách được bùn vi sinh lắng xuống đáy bể và thu được lượng nước trong ở trên. Nước thải sau khi thu được sẽ cho dẫn xuống bể khử trùng.
Tại bể khử trùng, hóa chất Clorin sẽ được châm vào để tiêu diệt các loại vi khuẩn đang còn sót lại sau quá trình xử lý, mà chủ yếu là vi khuẩn đường ruột Coliform. Trong thời gian khoảng 30 phút sau khi châm hóa chất để đảm bảo các loại vi khuẩn đã được tiêu diệt hoàn toàn, nước thải được xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Lượng bùn lắng dưới đáy bể sau đó được thu gom và xử lý bằng thiết bị chuyên dụng.
Để được tư vấn miễn phí về công nghệ xử lý nước thải khu dân cư, quý khách vui lòng liên hệ ngày 0904921518 để được giải đáp; hoặc có thể tham khảo bài viết sau: Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại tòa nhà TD Green towers