Ngày nay, nhựa và các chế phẩm từ nhựa đang là nhu cầu không thể thiếu trong mọi gia đình, cơ quan, tổ chức. Bất kể một ngành nghề nào cũng phải sử dụng các sản phẩm từ nhựa. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước, các nhà máy sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa phải nâng công suất để có thể đáp ứng được thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó thì nước thải từ ngành nhựa cũng đáng được quan tâm và cần đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tốt để không gây ô nhiễm môi trường sống.
2. Đặc điểm thành phần, tính chất nước thải ngành nhựa.
Nước thải ngành nhựa thường có lưu lượng không cao. Chủ yếu là nước thải sau quá trình súc rửa đường ống, vệ sinh thiết bị, làm nguội các sản phẩm từ nhựa và hệ thống máy móc, nước thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân. Đặc trưng của loại nước thải này là hàm lượng BOD, COD, SS khá cao. Ngoài ra trong nước thải sản xuất nhựa còn có các chất hoạt động bề mặt, N, P và các vi sinh vật gây bệnh.
3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải ngành nhựa.
4. Quy trình xử lý nước thải ngành nhựa.
Nước thải từ các nguồn được thu gom vào hố thu, sau đó chuyển sang bể tách mỡ để loại bỏ lượng dầu mỡ nổi trên mặt nước tránh làm tắc nghẽn hệ thống bơm và đường ống phía sau. Nước thải tiếp tục được dẫn sang bể điều hòa để ổn định lưu lượng, nồng độ và cân bằng pH cho phù hợp với điều kiện hoạt động của vi sinh. Sau khi điều hòa lưu lượng và nồng độ, nước thải được chuyển sang bể MBBR để xử lý các chất hữu cơ có trong nước. ưu điểm vượt trội của bể MBBR là tiết kiệm diện tích và có khả năng xử lý rất tốt các chỉ tiêu gây ô nhiễm có trong nước thải. Để xử lý BOD, nước thải được bơm qua bể aerotank, tại đây được bố trí máy sục khí để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí phát triển và tăng khả năng xử lý BOD. Tiếp đến, nước thải được đưa sang bể lắng để lắng bùn vi sinh, tại đây bùn vi sinh được thu gom chuyển qua bể chứa bùn và được xử lý theo định kì bằng cách phơi khô hoặc sau đó sử dụng làm phân bón. Một phần bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn về bể MBBR để xử lý tiếp.
Nước thải ngành nhựa sau khi tách bùn được chuyển sang bể khử trùng để khử hết các loại vi khuẩn gây hại bằng hóa chất chlorine, sau đó dẫn sang bể lọc áp lực nhằm loại bỏ các cặn nhỏ còn lại trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/ BTNMT cột A.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải sản xuất nhựa, hãy liên hệ với Công ty môi trường ETM để được tư vấn miễn phí về giải pháp công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhất phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra công ty môi trường ETM còn nhận thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải, đồng thời hỗ trợ nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải cho các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động.
Xem thêm: Đề xuất phương án xử lý nước thải nhà máy giấy