Báo giá/Hợp tác

Xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa

Ngày đăng: 07/10/2024
Đăng bởi: Admin

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa và các chế phẩm từ sữa.

Sơ đồ công nghệ hệ thống sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa

Nước thải từ khu vực sản xuất và chế biến sữa, cùng với nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các loại tạp chất, rác thải có kích thước lớn để không làm ảnh hưởng đến hệ thống bơm, van và đường ống của toàn hệ thống. Lượng rác này sẽ được tiến hành thu gom và loại bỏ định kì. Sau đó nước thải được cho chảy hố thu gom trước khi chuyển sang bể tách mỡ và lắng cặn.

Tại bể này, nước thải sẽ được phân tách ra làm 3 lớp riêng biệt. Lớp trên cùng bao gồm váng sữa, dầu mỡ, các loại rác mà SCR không giữ lại được sẽ nổi lên trên cùng, tiếp đến là lớp nước thải cần xử lý ở giữa và dưới cùng là lớp đất cát lắng dưới đáy bể. Lớp dầu mỡ trên cùng và lớp cặn lắng sẽ được thu gom bằng thiết bị chuyên dụng. Nước thải sau đó tiếp tục được bơm lên bể điều hòa nhờ 2 bơm hoạt động luân phiên nhau.

Tại bể điều hòa sẽ có một hệ thống máy sục khí bố trí dưới đáy nhằm cung cấp oxy cho nước đồng thời có tác dụng khuấy trộn và làm đồng đều các thành phần của nước thải. Bể điều hòa còn có tác dụng ổn định lưu lượng của dòng nước thải để đảm bảo hệ thống xử lý vi sinh phía sau hoạt động đúng công suất và không bị quá tải. Nước thải chế biến sữa và các chế phẩm từ sữa có nồng độ các chất gây ô nhiễm khác nhau tùy vào từng thời điểm sản xuất, chính vì vậy bể còn có nhiệm vụ điều hòa nồng độ các chất độc hại, tránh không để nước có chứa nồng độ các chất độc hại quá cao đi vào hệ thống xử lý vi sinh, sẽ gây nguy hại cho hệ vi sinh vật.
Dây chuyền sản xuất sữa đóng hộp
Dây chuyển sản xuất sữa đóng hộp

Bể xử lý sinh học phía sau là dạng bể vi sinh/lắng kết hợp và chia làm 2 pha hoạt động riêng biệt.
- Pha sục khí: Nước thải được trộn đều với không khí được cấp từ hệ thống đĩa thổi khí bố trí dưới đáy bể nhờ máy khuấy chìm. Tốc độ khuấy của máy được giữ ổn định để đảm bảo cho bùn hoạt tính, oxy và nước thải được trộn lẫn với nhau để đẩy nhanh quá trình xử lý. Tại đây, quá trình xử lý N,P, BOD sẽ diễn ra mạnh mẽ và sau một thời gian, nước thải sẽ được chuyển sang pha lắng.
- Tại pha lắng: Nước thải được để yên và ngừng cung cấp không khí để tạo môi trường yên tĩnh cho quá trình lắng bùn được diễn ra. Bùn vi sinh sau khi xử lý sẽ lắng xuống nhanh chóng nhờ trọng lực, để lại lớp nước trong ở trên cùng.

Lớp nước này sẽ được xả sang bể khử trùng để châm Clorin, mục đích là để loại bỏ hoàn toàn lượng vi khuẩn còn sót lại sau quá trình xử lý sinh học. Chủ yếu là vi khuẩn đường ruột Coliform. Nồng độ Clorin châm vào ở mức 6-9ppm và thời gian khử trùng được kéo dài trong vòng 30 phút. Khi vi khuẩn tiếp xúc với Clorin, chất này sẽ khuếch tán qua vỏ tế bào, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của vi khuẩn và tiêu diệt chúng.

Nước thải chế biến sữa và các chế phẩm từ sữa sau khi khử trùng có thể được dẫn xả ra hệ thống mương thoát nước của khu vực, hoặc sử dụng với một số mục đích khác. Lượng bùn dư sau khi xử lý sẽ được bơm sang bể chứa bùn và xử lý bằng máy ép bùn trước khi được thu gom. Nước thải từ quá trình ép bùn được dẫn về hố thu để xử lý tiếp.
Xem thêm: Xử lý nước thải ngành nuôi tôm
 
0923 392 868
Icon

ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG