Thông thường các nguồn nước cấp sinh hoạt, sản xuất… hiện nay đều sử dụng phương pháp sục Chloramines để khử trùng trước khi cung cấp vào mạng lưới hệ thống cấp nước cho toàn khu vực. Thường thì clo được thêm vào dưới dạng khí hoặc clo lỏng để tạo ra clo ở dạng tự do và chiếm từ 0.5 đến 2 ppm.
Tuy nhiên, ngoài lợi ích khử trùng nêu trên, clo và các hợp chất của nó cũng chính là chất oxy hóa mạnh nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và y tế. Trong ngành sản xuất, các hệ thống sử dụng màng RO và hạt nhựa rất dễ bị hư hỏng do Clo làm suy giảm nghiêm trọng hạt nhựa trao đổi ion và phá hủy màng RO một cách nhanh chóng. Trong ngành dược, nếu nước nhiễm clo hoặc lượng clo dư quá cao sẽ khiến cho quá trình tổng hợp thuốc phát sinh nhiều sản phẩm phụ không mong muốn. clo còn có thể gây ra các vết nứt rạn trên thép không gỉ…
Do những tác hại nêu trên, mà clo cần phải được loại bỏ ra khỏi nước trước khi sử dụng cho các hệ thống xử lý nước cấp, sản xuất dược phẩm, y tế…
Clo thường được khử khỏi nước bằng 3 phương pháp sau đây:
1. Khử clo bằng tia cực tím
Khi được chiếu với cường độ cao và do bức xạ quang phổ rộng của tia cực tím sẽ làm giảm lượng clo tự do và cả chlorine. Khi đó 2 dạng clo này sẽ bị tách ra thành axit hydrocloric. Khi tia cực tím được chiếu ở bước sóng 185nanomet sẽ làm giảm lượng clo tự do, còn với bước sóng trên 245nm sẽ có hiệu quả đối với chloramines. Tia cực tím dùng để khử clo cao hơn gấp 30 lần so với yêu cầu sử dụng tia cực tím để khử trùng, vì vậy, phương pháp này ngoài khử được clo còn có hiệu quả cao trong việc khử trùng nguồn nước.
2. Sử dụng hóa chất để khử clo
Chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm như sulfite, bisulfites… để khử clo có trong nước. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là làm tăng tải trọng cho các thiết bị xử lý của hệ thống vì phương pháp này làm tăng các ion và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các loại thiết bị khử ion.
3. Sử dụng tan hoạt tính hấp thụ Clo
Than hoạt tính dạng hạt (GAC) được sử dụng chủ yếu để khử clo, thường thì than hoạt tính được sử dụng trong các bồn chứa lớn để lọc nước (Trong hệ thống RO bắt buộc phải có bồn than hoạt tính). Clo tự do dễ dàng được hấp thụ, tuy nhiên hợp chất của clo là chloramines sẽ khó xử lý hơn rất nhiều do vậy cần thời gian tiếp xúc với than hoạt tính lâu hơn 2 đến 3 lần so với khi khử clo tự do. Than hoạt tính hoạt động trên cơ chế hấp thụ bề mặt, ngoài ra lượng cacbon có trong than hoạt tính sẽ phản ứng với clo để loại bỏ clo ra khỏi nước.
Tuy nhiên phương pháp này sau một thời gian sử dụng phải hoàn nguyên để không làm mất đi khả năng xử lý của than. Than hoạt tính thường được hoàn nguyên bằng phương pháp oxy hóa xúc tác dị thể lỏng – rắn.
Các phương pháp nêu trên là thông dụng nhất để khử clo ra khỏi nước, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng thực tế mà áp dụng công nghệ cho phù hợp bởi mỗi một phương pháp đều có những ưu – nhược điểm nhất định.
Công ty môi trường ETM là đơn vị nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước cấp sản xuất và nước cấp sinh hoạt. Với uy tín và kinh nghiệm trên 15 năm, chúng tôi luôn mang đến cho quý doanh nhiệp những công nghệ và phương pháp hiện đại nhất nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra ETM JSC còn hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải, xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải công nghiệp. Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 0904921518
Công ty môi trường ETM chuyên tư vấn, thiết kế, thi công, vận hành hệ thống xử lý nước cấp