Chỉ số TDS và cách xử lý TDS trong nước thải

Ngày đăng: 18/11/2023
Đăng bởi: Admin

Có nhiều chỉ số khác nhau được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải như BOD, COD, TSS, SS... Trong quá trình bảo nước thải đáp ứng tiêu chuẩn, chỉ số TDS đóng vai trò quan trọng để người điều hành có thể đánh giá và định lượng mức độ ô nhiễm trong hệ thống xử lý. Vậy, chỉ số TDS là gì? Nó bao gồm những loại nào? Làm thế nào để giảm thiểu chỉ số này trong quá trình xử lý nước thải? Hãy cùng ETM tìm hiểu về chỉ số TDS và cách xử lý TDS trong nước thải.

Chỉ số TDS là gì?

TDS là viết tắt của Total Dissolved Solids, hay tổng chất rắn hòa tan. Trong TDS bao gồm một phần muối vô cơ và một ít chất hữu cơ. Muối vô cơ bao gồm các cation tích điện dương (như canxi, magie, kali và natri) và các anion tích điện âm (như cacbonat, nitrat, bicarbonat, clorua và sunfat).

chỉ số tds

Chỉ số TDS thường được sử dụng để đánh giá chất lượng nước ngọt. Nguyên nhân là do mức độ mặn của nước liên quan đến nhiều ion tạo thành chất rắn hòa tan. Chức năng chính của chỉ số TDS là kiểm tra chất lượng nước ở các nguồn nước ngọt như suối, sông và hồ.

Xử lý TDS trong nước thải đòi hỏi các phương pháp loại bỏ tổng chất rắn hòa tan có trong nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Nhờ đó, nước thải có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi được xử lý và đưa vào nguồn tiếp nhận.

Các loại TDS phổ biến trong nước thải

Trong nước thải, có nhiều thành phần TDS khác nhau, chủ yếu bao gồm 4 nhóm cơ bản:

  • Khoáng chất: Như Magie, Canxi, Kali...

  • Muối: Lượng muối trong nước thải thường cao và không thể tái sử dụng trong các lĩnh vực khác nếu không được xử lý đúng cách.

  • Kim loại hòa tan: Sự có mặt của kim loại hòa tan khi xả vào nguồn tiếp nhận có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

  • Chất hữu cơ: Những chất này không chỉ gây ô nhiễm cho nguồn nước mà còn tác động đến môi trường, gây mùi hôi. Do đó, cần phải xử lý thông qua quá trình sinh học trong hệ thống xử lý nước thải.

Cách xử lý TDS trong nước thải

Có một số phương pháp hiệu quả để xử lý tổng chất rắn hòa tan TDS trong nước thải, nhất là trong các ngành công nghiệp, chế biến thực phẩm, hóa dầu và dầu khí. Các phương pháp bao gồm:

  • Phương pháp vật lý: Sử dụng các kỹ thuật như hấp phụ, thẩm thấu ngược, kết tủa và lọc để loại bỏ chất rắn hòa tan.

  • Phương pháp hóa học: Áp dụng các phương pháp khử ion để loại bỏ các chất rắn hòa tan trong nước thải.

  • Phương pháp xử lý sinh học: Sử dụng vi sinh vật có khả năng loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải. Quá trình này đòi hỏi kiểm soát các yếu tố như độ pH, nhiệt độ và tốc độ dòng chảy để đảm bảo hiệu quả xử lý.

Lưu ý chỉ số TDS trong nước thải

Các phương pháp xử lý TDS, bao gồm cả phương pháp hóa học và vật lý, thường được áp dụng trong giai đoạn tiền xử lý của quá trình xử lý nước thải. Đây là giai đoạn có khả năng loại bỏ một phần lớn hàm lượng TDS.

Sau giai đoạn tiền xử lý, việc xử lý TDS còn lại thường được thực hiện bằng các phương pháp sinh học. Quá trình này đóng góp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả xử lý các tạp chất, có thể loại bỏ một lượng lớn Nito, Cacbon, Phốt pho...

Việc thiết kế hệ thống xử lý TDS phụ thuộc vào các đặc tính cụ thể của nước thải, cũng như khả năng cân bằng môi trường nguồn nước. Đồng thời, việc xác định sự biến động của hàm lượng TDS trong các điều kiện thời tiết khác nhau cũng rất quan trọng.

Các chuyên gia của ETM đã chia sẻ với bạn về chỉ số TDS và phương pháp xử lý TDS trong nước thải. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các giải pháp và lựa chọn phương pháp để nâng cao chất lượng nước. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0923 392 868 để được hỗ trợ thêm thông tin hữu ích về các quy trình xử lý nước thải hiện đại, chi phí hợp lý, phù hợp với đặc thù và tiêu chuẩn sản xuất.

Xem thêm: Top 5 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp giá rẻ hiệu quả
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868