Email: etm.ckmt@gmail.com
Công nghệ SBR (Sequencing Batch Reactor) trong xử lý nước thải là một phương pháp sử dụng quy trình phản ứng sinh học theo mẻ liên tục. Bể SBR là một loại bể phản ứng sinh học làm việc theo mẻ bằng bùn hoạt tính, trong đó quá trình sục khí và lắng diễn ra trong cùng một bể.
Công nghệ SBR trong xử lý nước thải sinh hoạt đạt hiệu quả rất cao. So với các loại bể truyền thống, bể SBR có nhiều ưu điểm nổi bật, giảm lượng vi khuẩn trong nước thải xuất ra, an toàn và không gây hại cho môi trường.
SBR đã được nghiên cứu từ những năm 1920 và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tại Châu u, Trung Quốc và Hoa Kỳ, công nghệ này được áp dụng để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, đặc biệt ở các khu vực có lưu lượng nước thải thấp và biến động. Tại Việt Nam, những năm gần đây, SBR cũng đang trở thành phương pháp được ưa chuộng.
Xem thêm: Top 5 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp giá rẻ
Hệ thống SBR gồm hai cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C-tech. Nước được đưa vào bể Selector trước, sau đó mới chảy qua bể C-tech.
Bể Selector được sục khí liên tục để tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech, trong đó diễn ra 5 pha theo thứ tự:
Fill (Làm đầy): Nước thải được bơm vào bể SBR trong 1-3 giờ, quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào mục tiêu xử lý. Trong bể, diễn ra quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, loại bỏ một phần BOD/COD trong nước thải.
React (Pha phản ứng, thổi khí): Tạo phản ứng sinh học giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí hoặc làm thoáng bề mặt để cấp oxy và khuấy đều hỗn hợp. Diễn ra quá trình nitrat hóa, nitrit hóa và oxy hóa các chất hữu cơ. Điều này loại bỏ COD/BOD và xử lý các hợp chất Nitơ.
Settle (Lắng): Ngăn không cho nước thải vào bể SBR và không thực hiện thổi khí, để nước lắng trong môi trường tĩnh. Diễn ra quá trình khử nitơ với hiệu suất cao, tạo ra lớp nước trên và bùn lắng ở dưới.
Draw (Rút nước): Nước đã lắng được hệ thống rút ra không bao gồm cặn lắng. Thời gian rút nước khoảng 0.5 giờ.
Idle (Ngưng): Chờ để nạp mẻ mới, thời gian chờ phụ thuộc vào thời gian vận hành các pha trên và số lượng bể.
Xả bùn dư: Xả bùn dư được thực hiện trong giai đoạn lắng khi lượng bùn trong bể cao, hoặc cùng lúc với quá trình rút nước. Phần bùn tuần hoàn vào bể chứa bùn và bể Selector, phần còn lại giữ trong bể C-tech.
Trong bể SBR, có các bể tương đương với các bể trong hệ thống xử lý sinh học truyền thống:
Bể hiếu khí: nước thải được sục khí và khuấy trộn hệ thống bùn hoạt tính.
Bể lắng thứ cấp: nước thải sau khi qua pha phản ứng không được sục khí để lắng và tách nước và cặn lắng.
Bùn tuần hoàn tương tự như các bước tuần hoàn bùn trong hệ thống aerotank truyền thống.
Không cần tuần hoàn bùn hoạt tính, quá trình phản ứng và lắng diễn ra trong cùng một bể, bảo đảm bùn hoạt tính không bị mất trong quá trình phản ứng, không cần tuần hoàn bùn từ bể lắng;
Kết cấu đơn giản và bền bỉ;
Hoạt động tự động, dễ vận hành, giảm sức lao động nhưng yêu cầu nhân viên có trình độ kỹ thuật cao;
Tích hợp quá trình nitrat/khử nitơ và loại bỏ photpho dễ dàng;
Luân phiên các pha không ảnh hưởng đến khả năng xử lý BOD khoảng 90-92%;
Giảm chi phí xây dựng bể lắng, hệ thống đường ống và bơm;
Lắp đặt đơn giản, có thể mở rộng và nâng cấp dễ dàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về bể SBR xử lý nước thải. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hoặc có nhu cầu thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải phù hợp đặc thù sản xuất, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, hãy liên hệ ngay với ETM qua hotline 0923392868 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá cạnh tranh trong thời gian sớm nhất.