Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản hiệu quả

Ngày đăng: 27/10/2023
Đăng bởi: Admin

Lưu lượng và nồng độ xử lý nước thải chế biến thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như thành phần của nguyên liệu thô, chất phụ gia, nguồn nước sử dụng, và các công đoạn trong quá trình chế biến.

Tổng quan về nước thải chế biến thủy sản
Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản
Đánh giá hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, tập trung vào các sản phẩm chính như cá tra, cá basa, tôm, mực, và nhiều sản phẩm khác. Song song với sự phát triển đó, quá trình chế biến thủy sản phát sinh lượng nước thải với nồng độ chất hữu cơ cao, gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Vậy phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản nào vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí?

Tổng quan về nước thải chế biến thủy sản

Trong quá trình chế biến thủy sản, nước thải có thể phát sinh từ các giai đoạn sau:

  • Rã đông và sơ chế nguyên liệu.

  • Làm vây, tách xương (phi lê), làm sạch nội tạng.

  • Quá trình luộc, hấp, và tẩm ướp gia vị.

Trong quá trình chế biến thủy sản, lượng nước tiêu thụ có sự khác biệt dựa trên loại sản phẩm và nguyên liệu thô, ví dụ như:

  • Cá da trơn: 5 - 7 m3/tấn sản phẩm.

  • Tôm đông lạnh: 4 - 6 m3/tấn sản phẩm.

  • Surimi (sản phẩm cua): 20 - 25 m3/tấn sản phẩm.

  • Hải sản đông lạnh: 4 - 6 m3/tấn sản phẩm.

xử lý nước thải chế biến thủy sản

Nước thải thường có các đặc điểm như màu sắc, mùi, chất rắn không tan, chất rắn lơ lửng, mầm bệnh, chất hữu cơ không tan, chất dinh dưỡng...

  • COD (Chemical Oxygen Demand): 500 - 3000 mg/l.

  • Nitơ (Nitơ): 50 - 200 mg/l.

  • TSS (Total Suspended Solids - Tổng chất rắn lơ lửng): 200 - 1000 mg/l.

Khí H2S, NH3 thường được tạo ra trong quá trình phân hủy các mảnh vụn thủy sản trong nước thải hoặc từ phân hủy không hoàn toàn của các hợp chất protein và axit khác. Ngoài ra, còn có mùi Clo (chlorine) trong quá trình khử trùng. Màu của nước thải chủ yếu xuất phát từ chất thải sinh hoạt và máu của động vật thủy sản trong quá trình chế biến.

Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản

Đặc trưng của nước thải thủy sản là hàm lượng chất hữu cơ, tổng nitơ và photpho cao. Chính vì thế, công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản hiện nay được ưu tiên lựa chọn là công nghệ vi sinh. ETM mang đến cho Quý khách một quy trình tiêu biểu như sau: 

quy trình xử lý

Song chắn rác: Nước thải từ nhà máy trước hết đi qua hệ thống song chắn rác. Nhiệm vụ của song chắn rác là giữ lại các loại rác và chất thải lớn như vụn cá, xương cá, túi nilon... Rác thu thập từ song chắn rác sẽ được xử lý định kỳ để tránh tắc nghẽn và hỏng thiết bị.

Bể tách dầu mỡ: Nước thải trong ngành chế biến thủy sản thường chứa nhiều dầu mỡ từ các sinh vật biển. Bể tách dầu mỡ sử dụng để loại bỏ dầu mỡ, ngăn tắc đường ống và bảo vệ thiết bị xử lý tiếp theo.

Bể tuyển nổi: Sau khi qua bể tách dầu mỡ, nước thải chảy vào bể tuyển nổi. Bể tuyển nổi được trang bị hệ thống sục khí ở dạng bọt nhỏ. Khí bong lên trong nước thải giúp lơ lưng các chất rắn và chất hữu cơ trong nước, sau đó chúng được thu gom và đưa vào bể chứa bùn.

Bể điều hòa: Bể điều hòa là nơi nước thải được ổn định trước khi vào giai đoạn xử lý sinh học. Đây là nơi tạo điều kiện cho việc trộn đều và ngăn ngừa tạo cặn dưới đáy bể. Bể này có hệ thống sục khí và máy bơm chìm để bơm nước thải vào hệ thống xử lý sinh học.

Bể sinh học kỵ khí: Nước thải sau khi đã được ổn định trong bể điều hòa sẽ chảy vào bể sinh học kỵ khí. Dưới tác động của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị phân hủy thành chất dinh dưỡng cho vi sinh vật. Sau quá trình này, nồng độ chất hữu cơ sẽ giảm đáng kể.

Bể thiếu khí và hiếu khí: Nước thải chứa nồng độ nitơ và phospho cao, do đó cần sử dụng bể thiếu khí và hiếu khí để xử lý các chất này. Trong bể thiếu khí, nước thải đi qua chứa các chất nitơ dưới dạng NH4+. 

Sau đó, nước thải chảy vào bể hiếu khí, dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí, NH4+ được biến đổi thành NO2- và sau đó thành NO3-. Nước thải chứa NO3- sau đó được tái cấp vào bể thiếu khí, dưới tác động của vi sinh vật thiếu khí, để khử NO3- thành N2 bay lên.

Bể lắng sinh học: Hỗn hợp buồn và nước thải sau quá trình xử lý hiếu khí chảy vào bể lắng sinh học. Buồn sẽ lắng xuống dưới đáy bể lắng dưới tác động của trọng lực. Một phần buồn được bơm trở lại bể hiếu khí để tái sử dụng, phần còn lại được dẫn ra bể chứa bùn. Nước thải sau đó được dẫn ra ngoài.

Bể chứa bùn: Bùn sau quá trình tuyển nổi và lắng sinh học được thu gom và đưa vào bể chứa bùn. Bùn này cần được thu gom định kỳ để tránh sự phân huỷ bùn dư xảy ra.

Bể khử trùng: Nước thải sau khi qua các bước trước sẽ được dẫn đến bể khử trùng ozone. Tại đây, ozon được sử dụng để khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Nước thải sau quá trình khử trùng sẽ được dẫn ra ngoài.

Đánh giá hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

Ưu điểm:

  • Hiệu quả xử lý nước thải thủy sản cao, với SS xử lý khoảng 80%, COD xử lý khoảng 94%, và BOD5 xử lý 97%.

  • Hệ thống xử lý sinh học bao gồm hai bể bùn hoạt tính hiếu khí (hai đơn nguyên), giúp tiếp tục hoạt động nếu một trong hai bể gặp sự cố vi sinh.

  • Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị hợp lý.

Nhược điểm:

  • Chi phí vận hành cao so với các hệ thống xử lý nước thải khác có cùng yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý, và yêu cầu sử dụng nhiều thiết bị động lực hơn.

Hãy liên hệ ngay với ETM qua hotline 0923 392 868 để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá xử lý nước thải chế biến thủy sản cạnh tranh nhất trên thị trường. 

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 688/115 Quang Trung, Phường 11, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Trụ sở: Ô 15 lô B, khu đô thị mới Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0283 6208 102
Hotline: 0923 392 868
Email: sales@moitruongetm.vn
Website: http://moitruongetm.vn & http://cokhimoitruong.com.vn
Facebook: Công ty CP cơ khí môi trường ETM
Chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho việc xử lý nước thải TẠI ĐÂY
Xử lý nước thải hợp khối | Cơ khí môi trường | Vật tư dùng xử lý nước cấp | Vật tư dùng xử lý nước thải | Thiết bị đo, kiểm soát
Các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty:
Xử lý nước cấp.
Xử lý nước thải.
Xử lý khí thải
Xử lý môi trường.
Cơ khí công nghiệp.
Cơ khí xây dựng.
Bảo trì và nâng cấp hệ thống.
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868