Công nghệ xử lý nước thải cảng cá hiệu quả

Ngày đăng: 25/12/2023
Đăng bởi: Admin

Cảng cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất thủy sản. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương trên cả nước, hệ thống cảng cá vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, đặc biệt là về môi trường. Vấn đề không chỉ nằm ở việc thu gom và xử lý rác thải, mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nước thải, góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm ven bờ. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải cảng cá một cách an toàn và hiệu quả?

Tác động của nước thải cảng cá đến môi trường

Nước thải từ việc chế biến thủy hải sản tại cảng thường chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao. Nếu không được xử lý, nước thải từ cảng cá có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực và ảnh hưởng đến nước ngầm tầng nông.

  • Ô nhiễm nước mặt: Nước thải có thể làm suy giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến môi trường và sinh vật thủy sản. Chất hữu cơ trong nước thải giảm oxy hòa tan, ảnh hưởng đến vi sinh vật và khả năng tự làm sạch của nước.

  • Chất rắn lơ lửng: Làm nước đục và hạn chế ánh sáng chiếu xuống tầng nước dưới, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của sinh vật thủy sinh. Ngoài ra, chất rắn lơ lửng còn gây tác động tiêu cực đến tài nguyên sinh thái và cảnh quan môi trường.

  • Chất dinh dưỡng (N và P): Nồng độ cao của nitrogen và phosphorus trong nước thải gây phú dưỡng hóa, ảnh hưởng xấu đến môi trường và cần được xử lý ngay.

  • Vi khuẩn và trứng giun sán: Nguồn ô nhiễm đặc biệt có thể gây ra các bệnh như lỵ, thương hàn khi con người sử dụng nước bị nhiễm bẩn.

Để giảm thiểu tác động này, việc xử lý nước thải cảng cá là cực kỳ quan trọng trong bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cảng cá

Nước thải từ quá trình chế biến thủy hải sản trước khi đổ vào hố thu của hệ thống cần phải trải qua quy trình chuẩn bị xử lý để đảm bảo hiệu quả và không gây hại.

xử lý nước thải cảng cá

  • Lắp đặt song chắn rác thô: Trước khi vào hố thu, nước thải đi qua song chắn rác thô để loại bỏ tạp chất lớn, bảo vệ thiết bị và đường ống.

  • Bơm nước thải lên bể điều hòa: Nước sau khi loại bỏ tạp chất sẽ được bơm lên bể điều hòa, nơi có máy khuấy trộn chìm để tránh lắng cặn và điều hòa lưu lượng nước thải.

  • Xử lý tại bể tuyển nổi DAF: Tại đây, nước thải được xử lý để tách dầu mỡ và chất lơ lửng bằng phương pháp tuyển nổi. Chất nổi được vớt ra bằng hệ thống gạt bùn và đưa về bể thu gom bùn.

  • Quá trình phân hủy tại bể UASB: Nước thải sau đó được bơm vào bể UASB để phân hủy chất hữu cơ theo quy trình 4 giai đoạn. Quá trình này giúp giảm COD và các chất hữu cơ trong nước thải.

  • Bể MBBR và máy thổi khí: Nước thải đi qua bể MBBR với sự hỗ trợ của máy thổi khí, nơi có giá thể sinh học giúp vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ, nitơ và phospho trong nước thải.

  • Xử lý bùn hoạt tính và bể khử trùng: Bùn hoạt tính và nước thải từ bể MBBR được xử lý tại bể lắng II và bể khử trùng để loại bỏ cặn và diệt khuẩn.

  • Xử lý bùn: Bùn từ hệ thống được xử lý thông qua máy ép bùn để loại bỏ nước và giảm khối lượng bùn, sau đó được thu gom và xử lý theo quy định.

Tất cả các bước trên đều nhằm mục đích xử lý nước thải cảng cá, giảm thiểu tác động, bảo vệ môi trường nguồn nước mặt và nước ngầm.

Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận theo QCVN 11:2015/BTNMT.

Để tránh bị xử phạt hành chính về các hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường, các cảng cá đều phải xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

Nếu Quý khách đang có nhu cầu tham khảo, hoặc thêm thông tin về các giải pháp, công nghệ xử lý nước thải cảng cá nói riêng, xử lý nước thải, khí thải nói chung, hãy liên hệ ngay với ETM qua hotline 0923392868 để được tư vấn và nhận báo giá cạnh tranh trong thời gian sớm nhất. 


Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868