Email: etm.ckmt@gmail.com
Trong bối cảnh hội nhập, cảng biển là trung tâm giao thương nhưng lại phát sinh nước thải từ quá trình làm sạch container sau vận chuyển. Do đó, cần áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến nhằm giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Cùng ETM tìm hiểu tất tần tật về phương pháp xử lý nước thải cảng biển trong nội dung dưới đây!
Nguồn gốc phát sinh nước thải cảng biển |
Phương pháp xử lý nước thải cảng biển |
Ở nước ta có nhiều loại cảng biển như cảng cá, cảng du thuyền, cảng container hàng hóa. Trong phạm vi bài viết này, ETM chỉ đề cập đến nguồn gốc và phương pháp xử lý nước thải cảng biển đối với cảng container hàng hóa.
Nguồn phát sinh nước thải cảng biển hàng hóa chủ yếu từ hai hoạt động. Thứ nhất là từ hoạt động vệ sinh container. Do tính chất hàng hóa, container có thể bị ám mùi hoặc bẩn, cần được làm sạch trước khi sử dụng cho lô hàng tiếp theo. Hoạt động này tạo ra nước thải, đặc biệt khi sử dụng hóa chất tẩy rửa hoặc dung môi đối với một số loại hàng hóa đặc trưng. Thứ hai là nước thải sinh hoạt từ các khu vực vệ sinh khác.
Đặc điểm của nước thải cảng biển là chứa hóa chất, chất tẩy rửa, đất cát, cặn, chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, vi sinh vật và các chất hữu cơ dễ phân hủy. Nếu nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá quy chuẩn, sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường.
Cụ thể, chất hữu cơ dễ phân hủy làm giảm oxy hòa tan trong nước, gây suy thoái tài nguyên thủy sản và ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt. Chất rắn lơ lửng làm giảm độ oxy hòa tan, ảnh hưởng quá trình quang hợp của rong rêu, tảo, đồng thời gây bồi lắng lòng sông và tăng độ đục của nước. Nước thải chứa nhiều dinh dưỡng như nitơ và photpho gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, làm bùng nổ sự phát triển của tảo. Dầu mỡ động thực vật tạo thành lớp váng trên mặt nước, ngăn cản oxy hòa tan và ánh sáng mặt trời. Vi sinh vật trong nước thải, đặc biệt là vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây bệnh khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Tùy theo đặc điểm ô nhiễm, thành phần và lưu lượng nước thải, cùng với các yêu cầu về chất lượng nước sau khi xử lý tại mỗi cảng, sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sẽ được thiết kế sao cho phù hợp. Chẳng hạn, đối với hệ thống xử lý nước thải tại cảng hàng hóa, nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh sẽ được dẫn về bể tự hoại. Tại đây, các chất lơ lửng trong nước thải sẽ lắng xuống đáy bể. Trong thời gian lưu bùn, dưới tác động của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy, tạo thành khí và chất vô cơ hòa tan. Nước thải sau khi xử lý sẽ thoát ra ngoài qua hệ thống ống dẫn, trong khi bùn dư sẽ được hút đi định kỳ bằng xe chuyên dụng.
Ngoài ra, nước thải từ hoạt động rửa xe container tại cảng (nước thải sản xuất) sẽ được thu gom và xử lý qua các bể tách dầu và bể lắng. Sau đó, nước thải sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung để tiếp tục quá trình xử lý.
Trong quy trình xử lý, đầu tiên, nước thải từ quá trình rửa container sẽ được đưa vào bể tách dầu, dầu mỡ sẽ được loại bỏ thông qua các bể tuyển nổi vách ngăn. Nước thải đã được tách dầu sẽ được thu gom vào bể thu gom. Tại bể này, nước thải sẽ được bơm qua bể phản ứng, các quá trình hóa lý như phản ứng, keo tụ, tạo bông kết hợp với lắng diễn ra. PAC và PE sẽ được thêm vào để kết tủa các chất bẩn, tạo thành cặn keo tụ.
Sau khi qua bể phản ứng, nước thải sẽ tiếp tục vào bể lắng, phần nước trong và phần bông bùn sẽ được tách riêng. Bùn lắng xuống đáy bể và được xả vào bể chứa bùn định kỳ, nước trong sẽ tràn qua máng phân phối và chuyển sang bể điều hòa. Bể điều hòa tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu vực như nhà căn tin, nhà vệ sinh. Hệ thống phân phối khí trong bể điều hòa giúp tạo môi trường hiếu khí, giảm mùi và xáo trộn lưu lượng nước, đồng thời điều hòa nồng độ ô nhiễm có trong nước thải.
Khi nước thải tiếp tục vào bể hiếu khí, quá trình xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm sẽ được thực hiện nhờ vi sinh vật hiếu khí. Hệ thống phân phối khí cung cấp oxy hòa tan (DO) cao, giúp các vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (BOD), loại bỏ phần lớn các chất hữu cơ. Sau đó, nước thải sẽ đi qua bể lắng lần nữa, phần bùn lắng sẽ được tuần hoàn về bể hiếu khí để duy trì mật độ sinh khối, còn bùn dư sẽ được xả vào bể chứa bùn định kỳ.
Nước thải tiếp tục được lưu giữ tại bể trung gian, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của bơm và hệ thống lọc áp lực. Tại cột lọc áp lực, nước thải sẽ được lọc để loại bỏ cặn lơ lửng. Sau một thời gian hoạt động, hệ thống lọc sẽ được rửa sạch để đảm bảo hiệu quả xử lý. Cuối cùng, nước thải sau khi lọc sẽ được dẫn qua đường ống tới nguồn tiếp nhận, hóa chất khử trùng sẽ được thêm vào để tiêu diệt vi sinh vật còn sót lại trong nước.
Nước thải sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B trước khi được xả ra môi trường tiếp nhận.
Môi trường ETM là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và thi công các hệ thống xử lý nước thải, trong đó có xử lý nước thải cảng biển, cầu cảng... Với kinh nghiệm và chuyên môn vững chắc, ETM cam kết mang đến giải pháp tối ưu, đảm bảo hiệu quả xử lý cao và chi phí cạnh tranh. Hãy liên hệ ngay qua hotline 0923 392 868 để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá trong thời gian sớm nhất!