Email: etm.ckmt@gmail.com
Việt Nam nằm trong top các quốc gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Điều này đồng nghĩa với lượng chất thải và nước thải cần phải được xử lý cũng vô cùng lớn. Nếu không có các biện pháp xử lý nước thải cà phê hiệu quả sẽ gây nhiều tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Ước tính, để sản xuất 1 tấn cà phê sạch, cần khoảng 85.085 lít nước đối với cà phê Arabica và 93.000 lít đối với cà phê Robusta. Nhìn chung, nguồn nước thải cà phê phát sinh từ các nguồn cơ bản sau:
Nước thải từ quá trình chế biến cà phê: Quá trình này bao gồm các khâu như:
Rửa thô: Loại bỏ chất rắn lơ lửng và ô nhiễm không cao
Xay vỏ: Sản xuất ít nước thải nhưng chất lượng cực kỳ đậm đặc, độ đục và lượng cặn cao. Nước thải từ giai đoạn này còn chứa lượng rác lớn từ vỏ cà phê
Ngâm enzym: Nước thải có chứa thành phần hữu cơ và độ nhớt lớn
Rửa sạch: Chứa thành phần hữu cơ cao.
Nước thải sinh hoạt: Từ khu vực văn phòng, nhà vệ sinh... có chứa các thành phần cặn TSS, chất hữu cơ BOD, COD và vi sinh vật gây bệnh.
Nước thải từ quá trình chế biến cà phê chứa nhiều thành phần chính như đường, nhớt, các chất hữu cơ và hương liệu tự nhiên. Điều này làm cho nước thải có độ pH thấp, độ chua cao, chứa hàm lượng các chất rắn hữu cơ lơ lửng và ít Oxy hòa tan. Các chỉ tiêu COD, BOD, TSS cao vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Hợp chất hữu cơ Nitơ và Phospho cũng có mặt trong nước thải này.
Xem thêm: Top 4 phương pháp xử lý COD, BOD, TSS trong nước thải
Bảng thành phần tính chất nước thải cà phê
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau. Trải qua kinh nghiệm thực chiến với nhiều nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp sản xuất cà phê, ETM giới thiệu đến quý khách 2 phương pháp xử lý nước thải cà phê hiệu quả, bao gồm:
Xử lý bằng oxy hóa bậc cao
Sử dụng tia cực tím và Ozone: Ozone có khả năng oxy hóa mạnh mẽ chất hữu cơ. Tia UV loại bỏ độ màu và độ đục hiệu quả.
Phương pháp Fenton: Sử dụng H2O2, Fe và ZnO tạo ra hydroxit (có khả năng oxy hóa cao). Kết hợp với UV để khử màu trong nước thải.
Oxy hóa điện: Điện phân các gốc oxy hóa để phân hủy chất hữu cơ trên điện cực.
Xử lý theo công nghệ sinh học
Phân hủy hiếu/kỵ khí: Phổ biến nhất, nhưng tốn nhiều thời gian và không nhất quán về cường độ nước thải đầu ra.
Bể phản ứng sinh học tầng bùn mở rộng (EGSB): Phù hợp với dòng chảy, loại bỏ chất hữu cơ, nhưng không loại bỏ các chất dinh dưỡng.
Đông tụ - keo tụ: Đơn giản, không yêu cầu tiền xử lý, nhưng không khử COD tốt.
Điện hóa: Hiệu quả về chi phí, thân thiện với môi trường và năng lượng.
Hấp phụ: Sử dụng than, trấu, gỗ để khử chất hữu cơ.
Ngành công nghiệp cà phê cần áp dụng các phương pháp xử lý nước thải hiện đại để bảo vệ môi trường. Cần xem xét về chi phí, hiệu quả và tính thân thiện với môi trường của từng công nghệ để áp dụng phương pháp phù hợp nhất với đặc thù sản xuất của doanh nghiệp.
Dịch vụ xử lý nước thải tại ETM luôn được khách hàng tin tưởng và đánh giá nhờ những điểm sau:
Tư vấn tỉ mỉ, tận tâm theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của khách hàng, doanh nghiệp
Thiết kế và thi công hệ thống với chi phí hợp lý nhất
Cam kết chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải quy định
Bảo hành hệ thống trong 12 tháng, hỗ trợ khách hàng kịp thời
Đảm bảo tiến độ công việc mà không làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hãy liên hệ với ETM ngay hôm nay qua hotline 0923392868 để được tư vấn các giải pháp xử lý nước thải nói chung, xử lý nước thải cà phê nói riêng và nhận báo giá cạnh tranh trong thời gian sớm nhất!