Email: etm.ckmt@gmail.com
Dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải thường phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, phụ thuộc vào đặc trưng của quá trình sản xuất hoặc hoạt động cụ thể. Dưới đây là một số ví dụ về những nguồn phát sinh dầu mỡ trong nước thải:
Quá trình chế biến thủy sản: Dầu mỡ thường phát sinh chủ yếu từ nguyên liệu như cá tra, cá basa và các loại hải sản khác.
Quá trình chế biến thực phẩm: Quá trình sơ chế nguyên liệu và chiên rán thường tạo ra lượng dầu mỡ đáng kể trong nước thải.
Quá trình nấu ăn tại nhà bếp: Các nhà hàng và khách sạn thường sản xuất nước thải chứa dầu mỡ từ quá trình chế biến thức ăn trong bếp.
Dầu mỡ trong nước thải đòi hỏi phải được xử lý một cách kỹ lưỡng trước khi nước thải được đưa vào giai đoạn xử lý sinh học vì những lý do sau:
Dầu mỡ nếu không được xử lý kỹ càng vào giai đoạn xử lý sinh học, sẽ dẫn đến tình trạng bám dính vào bùn vi sinh (bao gồm cả bùn kỵ khí và hiếu khí), làm giảm khả năng khuếch tán của vi sinh vào môi trường nước. Kết quả dẫn đến giảm hiệu suất xử lý của toàn bộ hệ thống.
Khi vi sinh bám vào dầu mỡ và tạo thành các mảng lớn trên bề mặt bể, thì sau một thời gian dài, có thể gây ra hiện tượng bùn trương nở. Từ đó, làm cho bùn mất khả năng xử lý chất ô nhiễm do không thể trao đổi thức ăn, dẫn đến sự cố chết vi sinh.
Ở nhiệt độ thấp, dầu mỡ có thể bị vón cục và đóng thành các mảng bám trên bề mặt đường ống, làm giảm thể tích hữu dụng của đường ống, gây hiện tượng nước chảy chậm và tắc nghẽn.
Dầu mỡ bám vào các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải, như cánh khuấy, đĩa thổi khí, có thể gây hỏng hóc thiết bị.
Ngoài những tác động tiêu cực lên hệ thống xử lý nước thải, dầu mỡ nếu không được xử lý còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Bao gồm chết tôm cá và sinh vật thủy sinh, phát sinh mùi hôi khó chịu, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm cho con người.
Có ba phương pháp chính để xử lý dầu mỡ trong nước thải hiệu quả:
Phương pháp này sử dụng bể tách mỡ để tách dầu mỡ ra khỏi nước thải. Dầu mỡ có khối lượng riêng nhẹ, nên nổi lên phía trên. Trong khi các loại thức ăn thừa, cặn bẩn và rác thô nặng hơn sẽ lắng xuống đáy bể.
Phần nước sạch còn lại sau quá trình tách dầu mỡ sẽ được đưa ra bể gom thông qua đường ống thoát nước.
Phương pháp tách dầu mỡ này được đánh giá là hiệu quả, an toàn và dễ dàng áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải.
Xem thêm: Bể tách dầu mỡ trong xử lý nước thải
Phương pháp này xử lý dầu mỡ trong nước thải này có ưu điểm nổi bật về tốc độ và hiệu quả. Chỉ trong thời gian ngắn, dầu mỡ có thể được phân hủy hoàn toàn.
Cơ chế của phương pháp này đơn giản là đổ hóa chất vào hệ thống đường ống hoặc bể chứa nước thải dầu mỡ và đợi cho quá trình phân hủy diễn ra hoàn toàn. Cách pha hóa chất và thời gian chờ đợi có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hóa chất sử dụng.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng hóa chất, người thực hiện nên đảm bảo an toàn bằng việc đeo đồ bảo hộ và khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Phương pháp này thường được sử dụng bằng cách thêm vi sinh ăn mỡ vào hệ thống xử lý nước thải. Vi sinh ăn mỡ có thể có dạng lỏng hoặc dạng bột, cả hai dạng này hoạt động tương tự nhau.
Các vi sinh này có khả năng phân hủy dầu mỡ, giải quyết triệt để vấn đề về ứ đọng trong đường ống và hố gom mỡ.
Phương pháp này giúp giảm chi phí bảo trì và ngăn các vấn đề phát sinh từ hố gom mỡ.
Để sử dụng, bạn chỉ cần đưa thuốc chứa vi sinh ăn mỡ vào bể chứa nước thải dầu mỡ. Vi sinh vật sẽ phân hủy dầu mỡ trong bồn. Đây là các loại vi sinh tự nhiên, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu ba phương pháp xử lý dầu mỡ trong nước thải đơn giản và hiệu quả.
ETM là đơn vị uy tín chuyên thiết kế các công trình xử lý nước thải hàng đầu khu vực miền Bắc. Nếu Quý khách đang tìm kiếm một đối tác báo giá cạnh tranh, thi công nhanh chóng, hiệu suất xử lý cao, hãy liên hệ ngay với ETM ngay hôm nay qua hotline 0923 392 868 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.