Báo giá/Hợp tác

Quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn

Ngày đăng: 08/10/2024
Đăng bởi: Admin
  Bước 1: Tiếp nhận nước thải
  Bước 2: Xử lý cơ học
  Bước 4: Xử lý bằng hóa chất
  Bước 5: Xử lý sau hóa chất
  Bước 6: Xử lý nước thải tại bể kỵ khí
  Bước 7: Hoàn thành xử lý nước thải

Các bước cơ bản trong quy trình xử lý nước thải

Mỗi hệ thống xử lý nước thải khác nhau sẽ có sự chênh lệch về quy mô, loại nước, cách hoạt động… Dựa vào đặc điểm của từng loại nước thải cần xử lý, kết hợp với những yêu cầu, quy định của từng địa phương mà có thể đưa ra quy trình phù hợp. 

quy trình xử lý nước thải

Nhìn chung, có thể tổng hợp lại các bước trong quy trình xử lý nước thải cơ bản như sau:

Bước 1: Tiếp nhận nước thải

Nước thải từ các nguồn khác nhau sẽ được chuyển đến bể chứa tại nhà máy xử lý hoặc các điểm thu gom khác trong hệ thống qua các đường ống đã được xây dựng.

Bước 2: Xử lý cơ học

Khi nước thải vào bể dẫn, các phần cặn bã, dầu mỡ sẽ được tách ra khỏi nước thải. Bằng cách sử dụng bơm chìm, nước thải được đẩy lên thiết bị lọc rác. Các hạt chất thải rắn khác nhau sẽ tự động rơi xuống bể điều hòa, phần bùn tinh của nước thải cũng được loại bỏ.

Bước 3: Xử lý tại bể điều hòa

Bể điều hòa đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lưu lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm sau khi được tách ra. Các thiết bị được sử dụng để thổi khí vào bể nhằm xáo trộn hỗn hợp nước thải, tránh tình trạng kỵ khí có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Bước 4: Xử lý bằng hóa chất

Đây là giai đoạn quan trọng và yêu cầu kiến thức chuyên môn cao. Nước thải được bơm từ bể điều hòa lên các bể keo tụ để tạo ra các phần tử lớn từ những hạt vật chất nhỏ không thể loại bỏ bằng thiết bị lọc thô. Cùng với đó, chất trợ keo tụ (thường là PAC) và chất trợ tạo bông lắng (thường là Polymer) được thêm vào. Những hóa chất này hỗ trợ mạnh mẽ cho việc keo tụ và tạo bông, kích thích liên kết trong cấu trúc của chất keo của nước thải.

Bước 5: Xử lý sau hóa chất

Sau khi các hạt phân tử lớn được keo tụ và loại bỏ, nước thải tự động chảy qua hệ thống tuyển nổi. Dưới áp suất khí quyển, nước thải được hòa trộn tạo ra các bọt mịn. Các bọt này, cùng với vàng dầu nổi và cặn lơ lửng, được tách ra bằng máy gạt tự động.

Bước 6: Xử lý nước thải tại bể kỵ khí

Nước thải từ bể tuyển nổi chuyển đến bể kỵ khí để xử lý loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao nhất. Tại đây, khi tiếp xúc với lớp bùn kỵ khí, quá trình sinh hóa diễn ra, từ thủy phân, axit hóa, acetate hóa đến tạo thành chất khí metan và sản phẩm cuối cùng của quá trình.

Bước 7: Hoàn thành xử lý nước thải

Nước thải từ bể kỵ khí tràn vào bể lắng, trong đó quá trình lắng tách diễn ra để giữ lại phần bùn chứa vi sinh vật. Bùn lắng lại được bơm trở lại bể kỵ khí và hiếu khí để duy trì mật độ vi sinh vật. Bùn dư ra được đưa về bể chứa bùn, sau khi xử lý an toàn và ép lưu trữ, chuyển giao cho đơn vị quản lý bùn.

Những quy trình xử lý nước thải này được áp dụng linh hoạt tại hầu hết các công trình, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc tính cụ thể của loại nước thải và yêu cầu quy định của địa phương.

Các công nghệ xử lý nước thải phổ biến

Sử dụng hóa chất kết hợp công nghệ keo tụ tạo bông

Phương pháp này đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong các quy trình xử lý nước thải. Sử dụng hóa chất để xử lý nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm hơn. Kết tụ các chất rắn lơ lửng với hạt keo tạo ra các phân tử hạt lớn trong nước thải, giúp quá trình tách hoặc lắng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. PAC là hóa chất được sử dụng nhiều nhất cho phương pháp này.

keo tụ tạo bông

Phương pháp kết tủa

Phương pháp này thường được áp dụng trong quy trình xử lý nước thải chứa nhiều kim loại. Bằng cách cho các kim loại kết tủa dưới dạng hydroxide và loại bỏ chúng khỏi nước. Các kỹ sư xử lý nước sử dụng hóa chất bazơ để thay đổi độ pH của nước thải, tạo điều kiện cho phản ứng hóa học tạo thành kết tủa, giúp loại bỏ các kim loại nặng.

Công nghệ tuyển nổi

Đây là công nghệ thường được áp dụng trong quy trình xử lý nước thải ô nhiễm nặng từ nhiều ngành công nghiệp như sản xuất giấy, thủy hải sản, thức ăn chăn nuôi, và thực phẩm. Bao gồm các bước keo tụ, tạo bông, lắng lọc hóa lý, và tuyển nổi. Mục tiêu là giảm nồng độ các chất độc hại để quá trình sinh học sau đó diễn ra an toàn.

bể tuyển nổi

Phương pháp sinh học

Công nghệ này sử dụng các biện pháp sinh học để xử lý các chất thải hữu cơ và vô cơ trong nước thải. Sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất thải đạt tiêu chuẩn an toàn. Các loại vi sinh vật như nấm men saccharomyces, lactobacillus, bacillus, cellulose thường được sử dụng.

Ngoài ra, còn một số công nghệ sinh học xử lý thiếu khí và hiếu khí như:

  • Công nghệ anoxic-aerotank truyền thống

  • Công nghệ MBBR

  • Công nghệ SBR cải tiến với hiệu quả cao dùng xử lý nước thải công nghiệp, sản xuất

  • Công nghệ MBR tiết kiệm diện tích, chịu tải tốt, hiệu quả cao, chi phí rẻ.

Nhìn chung, bất kỳ công trình nào cũng cần ứng dụng các bước trong quy trình xử lý nước thải bài bản. Nếu Quý khách có nhu cầu thiết kế, thi công các hệ thống xử lý khí thải, nước thải phù hợp với đặc thù sản xuất của doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với ETM qua hotline 0923392868 để được tư vấn và nhận báo giá cạnh tranh trong thời gian sớm nhất!


0923 392 868
Icon

ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG