Tổng quan về hệ thống quan trắc khí thải tự động

Ngày đăng: 02/11/2023
Đăng bởi: Admin

Trong quá trình sản xuất công nghiệp, các nhà máy thường thải ra những khí độc hại như CO2, CO, SO2, NO và bụi, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho không khí. Để phục vụ tối ưu cho công tác quản lý môi trường, Nhà nước đã đưa ra quy định và hướng dẫn cụ thể về việc lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (CEMS) trong Thông tư 10/2021/BTNMT và Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Vậy hệ thống quan trắc khí thải tự động là gì, các đối tượng nào cần đầu tư trạm quan trắc, các thông số quan trắc nào quan trọng?

Khái quát hệ thống

Hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục (CEMS) bao gồm các thành phần chính như:

Thiết bị quan trắc bụi

Thiết bị đo lưu lượng và nhiệt độ

Thiết bị quan trắc các chỉ tiêu khí phát thải

Thiết bị thu nhận và xử lý dữ liệu.

CEMS có khả năng đo các thông số theo quy định tại điều 36, 37, 38 39 trong Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ban hành tháng 6 năm 2021 (thay cho thông tư 24/2017-TNMT). Bao gồm SO2, NOx, O2, CO, H2S, NH3, bụi (PM), nhiệt độ, áp suất, lưu lượng và độ ẩm. 

quan trắc khí thải tự động là gì

Ngoài ra, nó còn có khả năng mở rộng để đo thêm các thông số khác như HCL, HF, VOCs, tùy theo nhu cầu cụ thể của quá trình sản xuất và theo quy định của cơ quan quản lý môi trường.

Xem thêm: Phương pháp xử lý khí thải công nghiệp

Tại sao phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động

Trong quá trình sản xuất công nghiệp, khí thải thường xuất phát từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Khí thải này được thải ra môi trường qua ống khói của các nhà máy và kết hợp với các khí độc. Hơn nữa, khí thải còn phát sinh do sự bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên các dây chuyền sản xuất và đường ống dẫn tải.

Việc lắp đặt hệ thống này giúp nhà máy có khả năng theo dõi các biến đổi của chất lượng khí thải và đánh giá chúng theo quy định của luật pháp.

tại sao nên quan trắc khí thải tự động?

Theo Thông tư 10 năm 2021 về trạm quan trắc khí thải tự động và liên tục, các cơ sở kinh doanh và nhà máy sản xuất thuộc các ngành công nghiệp tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí cần phải tiến hành quan trắc môi trường tự động và liên tục.

Một số ngành công nghiệp tạo ra khí thải gây ô nhiễm không khí bao gồm nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng, sản xuất thép, sản xuất hóa chất, sản xuất hóa chất, lọc hóa dầu và phân bón hóa học khác...

Có hai phương pháp chính được sử dụng trong trạm quan trắc khí thải:

  • Đo trực tiếp (in-situ): Thiết bị quan trắc được gắn trực tiếp trên ống khói để đo các thông số mà không cần sử dụng ống dẫn mẫu.

  • Đo gián tiếp (extractive): Mẫu khí thải được trích ra từ bên trong ống khói bằng ống hút mẫu và sau đó được đưa tới thiết bị quan trắc qua ống dẫn mẫu.

Các thông số khí thải cần quan trắc

Tại Khoản 3, mục 23 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, quy định các thông số môi trường cố định bao gồm:

  • Lưu lượng

  • Nhiệt độ

  • Áp suất

  • Nồng độ O2 dư

  • Bụi tổng

  • SO2 (lưu huỳnh đioxit)

  • NOx (oxit nitơ)

  • CO (cacbon monoxit), trừ trường hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong một số lĩnh vực đặc thù không yêu cầu kiểm soát

Các thông số môi trường đặc thù liên quan đến từng ngành nghề cụ thể sẽ được nêu chi tiết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường và được xác nhận theo quyết định phê duyệt của cơ quan quản lý môi trường.

Yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống quan trắc khí thải tự động

Theo Điều 37, Chương VII của Thông tư 10/2021/TT-BTNMT, đối với việc đo các thông số khí thải trong hệ thống, yêu cầu đơn vị đo phải sử dụng các đơn vị đo như sau: NO, NO2, CO, SO2, H2S, NH3, Hơi Hg, Bụi (PM) được thể hiện trong đơn vị là mg/m3 hoặc ppm. Chi tiết về các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 5 - Đặc tính kỹ thuật thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục.

Về độ chính xác của thiết bị đo, có thể chọn áp dụng độ chính xác theo giá trị đọc hoặc độ chính xác theo khoảng đo.

Thiết bị quan trắc phải có ít nhất 01 khoảng đo có khả năng đo được giá trị ít nhất bằng 3 lần giới hạn quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Trong trường hợp thiết bị tạm ngừng hoạt động trong thời gian từ 48 giờ trở lên, chủ cơ sở cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Thực hiện quan trắc đối với các thông số bắt buộc tối thiểu 01 lần/02 ngày cho đến khi thiết bị hoạt động trở lại.

  • Thực hiện quan trắc tối thiểu 7 ngày/lần đối với thông số bụi (PM) cho đến khi thiết bị hoạt động trở lại.

  • Kết quả quan trắc phải được lưu giữ và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Lắp đặt trạm quan trắc khí thải đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất và hệ thống xử lý khí thải, cung cấp thông tin quan trọng để hỗ trợ công tác quản lý môi trường tại địa phương. Quan trắc khí thải chặt chẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng báo cáo tình hình môi trường và hỗ trợ kiểm soát ô nhiễm, đồng thời đánh giá mức tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với các tiêu chuẩn về khí thải ra môi trường. 

Hãy liên hệ ETM ngay hôm nay qua hotline 0923 392 868 để được hỗ trợ, tư vấn hệ thống quan trắc khí thải tự động nói riêng, các giải pháp xử lý khí thải nói chung với chi phí hấp dẫn nhất. 

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 688/115 Quang Trung, Phường 11, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Trụ sở: Ô 15 lô B, khu đô thị mới Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0283 6208 102
Hotline: 0923 392 868
Email: sales@moitruongetm.vn
Website: http://moitruongetm.vn & http://cokhimoitruong.com.vn
Facebook: Công ty CP cơ khí môi trường ETM
Chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho việc xử lý nước thải TẠI ĐÂY
Xử lý nước thải hợp khối | Cơ khí môi trường | Vật tư dùng xử lý nước cấp | Vật tư dùng xử lý nước thải | Thiết bị đo, kiểm soát
Các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty:
Xử lý nước cấp.
Xử lý nước thải.
Xử lý khí thải
Xử lý môi trường.
Cơ khí công nghiệp.
Cơ khí xây dựng.
Bảo trì và nâng cấp hệ thống.
Icon

Đối tác - khách hàng

Green
GOC-Food
Italisa
Midori Apparel
ETH
Ur
mt
New tech
dv
Eco
COSMOS

0923 392 868