Email: etm.ckmt@gmail.com
Xử lý nước thải nghành thuộc da - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MÔI TRƯỜNG ETM có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải nghành thuộc da.
Thuộc da là một ngành sản xuất lâu đời trên thế giới, gắn liền với ngành chăn nuôi và chế biến thịt. Nguyên liệu chính là da động vật như da bò, da thỏ, da cừu, da lợn… Thuộc da có nghĩa là làm cho da động vật thay đổi sao cho bền nhiệt, không cứng cũng không giòn khi lạnh, không bị nhăn, thối rữa khi ấm, nóng… Tuỳ theo mục đích sử dụng mà da được thuộc ở những điều kiện môi trường, công nghệ, hoá chất khác nhau.
Cấu trúc da động vật gồm 4 lớp: lớp ngoài cùng là lớp lông, lớp kế tiếp theo là lớp biểu bì, tiếp đó là lớp bì cật có cấu tạo từ các sợi protein dạng sợi như collagen, elastin và cuối cùng là lớp bạc nhạc, mỡ.
Khái niệm thuộc da
Trong 4 lớp trên thì chỉ có lớp thứ 3 mới được sử dụng cho thuộc da. Lớp này là lớp cật được thuộc bằng các chất thuộc như tannin, crom để chuyển hoá da sống thành phẩm có độ bền cơ học cao, không bị phân huỷ trong điều kiện bình thường.
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp thuộc da đang gặp không ít khó khăn. Hiện nay, nước ta có khoảng 35 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, lượng sản xuất ra chỉ đáp khoảng 40% nhu cầu trong nước. Theo các chuyên gia 2 vấn đề khó khăn đối với ngành thuộc gia là : nguyên liệu sản xuất và xử lý nước thải ngành thuộc da.
Để hiểu rõ hơn vì sao, việc xử lý nước thải thuộc da rất tốn kém ta có thể tìm hiểu công nghệ sản xuất ngành thuộc da như thế nào.
Đa số các công đoạn trong công nghệ thuộc da đều là quá trình ướt, có nghĩa là có sử dụng nước. Định mức tiêu thụ nước khoảng 30- 70m3 cho 1 tấn da nguyên liệu. Lượng nước thải thường xấp xỉ lượng nước tiêu thụ, như vậy lượng nước thải ra là rất nhiều. Ngoài ra, ở mỗi công đoạn đều sử dụng các hóa chất riêng, vì vậy nước thải ra có nồng độ ô nhiễm cao, độc hại cho môi trường.
Quy trình công nghệ sản xuất ngành thuộc da
Nhìn chung, nước thải thuộc da chứa hàm lượng ô nhiễm cao, độ màu, lượng cặn, BOD, COD lớn, trong nước thải có lượng lớn thành phần hữu cơ bắt nguồn từ nguyên liệu da động vật, đó là da, lông, thịt, protein, lipid, dầu mỡ, các chất hữu cơ, dễ, khó phân hủy sinh học. Ngoài ra trong nước thải có chứa nhiều hóa chất vô cơ sử dụng trong các quá trình, như ion cr6+, các chất tẩy, axit, bazo.
Nước thải thuộc da nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm nồng độ oxi trong nước, ảnh hưởng tới môi trường thủy sinh xung quanh, lượng cặn gồm các thành phần như lông, thịt, vôi làm nước bị bẩn đục, các chất vô cơ trong nước thải có thể tạo thành các muối, làm tăng độ mặn, độ cứng, áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng tới thủy sinh. Nhất thiết phải xử lý nước thải thuộc da trước khi xả ra môi trường.
Nước thải từ nhà máy sản xuất thuộc da gồm nước thải từ các công đoạn khác nhau. Trong đó, ở các công đoạn thuộc, trong thành phần nước thải chứa ion Cr6+. Nồng độ ion crom trong nước thải ở các công đoạn này là rất lớn, khó có thể xử lý bằng các phương pháp sinh học cũng như cơ học, vì vậy trước khi xử lý chung cùng với dòng nước thải ở công đoạn khác ta phải xử lý riêng trước.
Nước thải từ các công đoạn có chứa crom được chảy về bể gom, trước và sau bể gom ta đặt song chắn rác thô và sông chắn rác tinh nhằm loại căn có kích thước lớn và lớn hơn 5mm. Trong bể phản ứng ta sử dụng Natrisunfua làm tác nhân phản ứng theo phương trình sau:
Cr2O72- + 3S2- + 14H+ ----> 2Cr3+ + 3S0 + 7H2O
Dựa vào phản ứng, việc duy trì ion H+ là rất quan trọng, pH đảm bảo cho quá trình xảy ra là từ 2 – 4, vì vậy ta cần phải điều chỉnh pH thích hợp và phải điều chỉnh thêm H2SO4 vào, sau khi hình thành ion Cr3+ sẽ hình thành kết tủa:
Cr3+ + OH- ---> Cr(OH)3
pH cho quá trình này là từ 7-9 nên ta phải thêm kiềm NaOH vào bể. Trong bể phản ứng có lắp đặt cánh khuấy nhằm trộn đều nước thải. Từ bể phản ứng, nước tải chảy qua bể lắng để tách các cặn lắng. Sau đó, nước thải chứa ion cr3+ chảy sang bể điều hòa , xử lý chung cùng nước thải ở các công đoạn khác.
Nước thải ở các công đoạn khác không chứa nhiều ion Cr6+, được tách riêng đến bể gom khác, trước và sau bể gom ta cũng đặt song chắn rác thô và song chắn rác tinh để loại bỏ rác cặn, đảm bảo an toàn cho các công trình thiết bị sau. Từ bể gom, nước thải bơm lên song chắn rác tinh rồi chảy xuống bể vớt tuyển nổi.
Nguyên liệu cho quá trình sản xuất này là da của các động vật, chứa nhiều chất béo, mỡ, ngoài ra lượng dầu mỡ từ việc lau chùi vệ sinh các thiết bị cũng rất lớn. Trước khi vào các công đoạn tiếp theo ta cần giảm lượng dầu mỡ có trong nước thải. Trong bể tuyển nổi, dưới tác dụng của bọt khí li ti, các chất nhẹ hơn nước như dầu mỡ sẽ nổi lên mặt nước, khi đó các chất này sẽ được thu gom bằng thiết bị thu cặn, đặt trên mặt bể. Sau khi tách dầu mỡ nước thải chảy về bể điều hòa, cùng với dòng nước thải chứa ion cr3+ trộn chung.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải, trong bể có lắp đặt hệ thống phân phối khí nhằm trộn đều nước thải, tránh quá trình phân hủy kị khí, đồng thời xử lý một phần các chất dễ phân hủy sinh học. Từ bể điều hòa nước thải được bơm sang bể keo tụ tạo bông.
Hệ thống xử lý nước thải thuộc da
Đây là quá trình xử lý hóa lý, hóa chất phèn nhôm được thêm vào bể nhằm tạo phản ứng keo tụ, liên kết các chất bẩn trong nước tạo thành bông cặn theo phản ứng keo tụ. Từ ngăn phản ứng, nước thải chảy đến ngăn tạo bông, ngăn này có mục đích để các bông cặn mới tạo thành từ phản ứng keo tụ có thể tạo thành các bông có kích thước lớn hơn nhờ hóa chất polymer và để có có thể lắng xuống dưới.
Sau khi tạo thành các bông bùn, nước thải được dẫn qua bể lắng để tách lượng bùn mới hình thành. Bùn sẽ lắng xuống đáy và được dẫn ra bể nén bùn. Nước thải trên bề mặt sẽ được bơm qua bể xử lý sinh học kỵ khí UASB.
Bể UASB ứng dụng quá trình lên men kỵ khí được sử dụng hiệu quả trong trường hợp lượng chất bẩn hữu cơ lớn, BOD,COD >= 2000mg/l. Trong điều kiện kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành metan và CO2 và các chất hữu cơ đơn giản khác theo phương trình phản ứng sau:
CHC + VSVkỵ khí ---> CH4 + CO2 + chất hựu cơ đơn giản + khí khác ….
Bể UASB xử lý hữu cơ, giúp làm giảm lượng BOD, COD, hiệu suất từ 60 – 80%. Sau khi xử lý kỵ khí, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể Aerotank để xử lý hiếu khí. Bể Aerotank ứng dụng quá trình sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng. Trong điều kiện hiếu khí, do hệ thống dẫn khí sục liên tục, các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, để sinh trưởng , phát triển tạo thành sinh khối mới, xử lý lượng BOD, COD trong nước thải. Sau khi tạo thành sinh khối mới, nước thải chảy qua bể lắng để tách bùn và nước. Trong bể lắng, bùn thải lắng xuống đáy bể rồi chảy tới bể nén bùn.
Nước thải sau 2 quá trình sinh học làm sạch hữu cơ tiếp tục được lọc qua hệ thống lọc áp lực. bể lọc gồm nhiều tầng vật liệu lọc giúp giữ lại các cặn còn lại trong nước thải , đảm bảo chất lượng nước sạch. Sau quá trình lọc, nước thải chảy về bể khử trùng. Hóa chất chlorine được thêm vào để khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có trong nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 688/115 Quang Trung, Phường 11, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Trụ sở: 83-A2 khu đô thị mới Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0283 6208.102
Hotline: 0923 392 868
Email: sales@moitruongetm.vn
Website: http://moitruongetm.vn & http://cokhimoitruong.com.vn
Facebook: Công ty CP cơ khí môi trường ETM
Chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho việc xử lý nước thải TẠI ĐÂY
Xử lý nước thải hợp khối | Cơ khí môi trường | Vật tư dùng xử lý nước cấp | Vật tư dùng xử lý nước thải | Thiết bị đo, kiểm soát
Các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty:
Xử lý nước cấp.
Xử lý nước thải.
Xử lý môi trường.
Cơ khí công nghiệp.
Cơ khí xây dựng.
Bảo trì và nâng cấp hệ thống.