Email: etm.ckmt@gmail.com
Ngành công nghiệp chất bán dẫn tạo ra nước thải trong nhiều quá trình, như tạo ra linh kiện điện tử hay các thiết bị công nghệ. Nước thải có thể chứa các hợp chất độc hại như kim loại nặng, hợp chất hữu cơ và các chất phụ gia. Nếu không xử lý, khi xả vào môi trường tự nhiên gây ô nhiễm cho nước và đất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và động thực vật trong khu vực. Cùng ETM tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải chất bán dẫn trong nội dung dưới đây!
Nước thải sản xuất chất bán dẫn là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất và công nghiệp chất bán dẫn, có thể chứa các hợp chất và chất thải gắn liền với quá trình sản xuất chất bán dẫn. Nước thải này thường chứa các chất độc hại như các kim loại nặng (chì, crom, niken), hợp chất hữu cơ, axit, và các chất phụ gia khác.
Nước thải sản xuất chất bán dẫn có thể có tính ăn mòn cao, chứa các chất gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ cho sức khỏe con người. Do đó, việc xử lý nước thải chất bán dẫn là cực kỳ quan trọng để đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và bảo vệ môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất chất bán dẫn là một việc cực kỳ quan trọng, không chỉ có lợi cho môi trường và cộng đồng, mà còn có những ảnh hưởng tích cực đối với doanh nghiệp, nhà máy điện tử và công nghệ.
Bảo vệ hệ sinh thái
Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Đảm bảo về pháp lý
Tạo dựng thương hiệu
Bảo vệ hạ tầng công ty và các công trình công cộng: Xử lý nước thải đúng cách giúp bảo vệ đường ống và cơ sở hạ tầng của công ty khỏi sự ảnh hưởng của sự ô nhiễm và sự ăn mòn, duy trì hiệu suất và tuổi thọ của các thiết bị và cơ sở hạ tầng.
Có bốn phương pháp chính để xử lý nước thải sản xuất chất bán dẫn, bao gồm:
Phương pháp hoá lý (hoặc phương pháp hấp thụ)
Phương pháp này sử dụng các chất như than hoạt tính, đất sét, keo nhôm, silica, rơm, bã mía để hấp thụ ion kim loại từ nước thải. Từ đó giúp loại bỏ kim loại nặng khỏi nước thải. Phương pháp này hiệu quả và có thể tái sử dụng vật liệu hấp thụ.
Phương pháp hoá học
Phương pháp này bao gồm hai giai đoạn chính: oxi hoá khử và kết tủa. Trong giai đoạn oxi hoá khử, các chất như clo, hypoclorit, dyoxyt clo được sử dụng để giảm độc độc hại của chất độc trong nước thải. Giai đoạn kết tủa sử dụng các chất kiềm hoá như NaOH, Na2CO3, vôi để kết tủa kim loại, sau đó tách chúng ra bằng phương pháp lắng nước thải. Đây là phương pháp hiệu quả nhưng có thể tốn nhiều hóa chất.
Sử dụng phương pháp trao đổi ion
Phương pháp này sử dụng hai cột cationit và anionit để loại bỏ các loại kim loại nặng như đồng, canxi, natri, crom, và các ion khác. Đây là phương pháp dễ thực hiện và phù hợp với các đơn vị, xí nghiệp nhỏ.
Phương pháp sinh học
Phương pháp này sử dụng các loài thực vật, vi sinh vật như bèo tây, bảo tổ ong, tảo để giảm lượng kim loại trong nước thải chất bán dẫn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho nước thải có mức độ ô nhiễm nhẹ và yêu cầu đủ nito, photpho, và nguyên tố vi lượng để vi sinh vật phát triển.
Các phương pháp trên đều có ưu điểm và hạn chế riêng, và lựa chọn phương pháp cụ thể thường phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm của nước thải và điều kiện của cơ sở sản xuất chất bán dẫn.
Quá trình xử lý nước thải sản xuất chất bán dẫn bao gồm bảy giai đoạn chính như sau:
Lọc thô: Nước thải từ quá trình sản xuất được đưa đến bước lọc thô. Tại đây, các chất rắn lớn sẽ được giữ lại, tránh tắc nghẽn các bước tiếp theo. Nước thải đã qua lọc thô sẽ tiếp tục đến bể điều hoà.
Bể điều hoà: Ở đây, nước thải sẽ được điều hoà để cân bằng lưu lượng và nồng độ. Nước thải được khuấy đều để tránh lắng cặn.
Bể phản ứng: Tại bể này, các phản ứng hoá học diễn ra để thay đổi tính chất của nước thải. NaHSO4 và FeSO4 thường được sử dụng để trộn nhanh vào nước thải, tạo ra các bông cặn li ti, sau đó chuyển sang quá trình keo tụ trong xử lý nước.
Bể keo tụ bông: Tại đây, NaOH và CaO được thêm vào để tương tác với các gốc kim loại và bông cặn có sẵn trong nước thải. Điều này tạo ra các bông cặn lớn hơn để dễ dàng lắng cặn. Toàn bộ hỗn hợp này sẽ tự động chuyển qua bể lắng.
Bể trung gian: Giai đoạn này là tiếp theo của bể lắng, nơi nước thải từ bể lắng được chuyển đến bể trung gian để tiếp tục qua quá trình lọc áp lực. Phần còn lại của bùn sẽ được bơm ra bể riêng để thu gom và xử lý theo quy định.
Lọc áp lực: Tại bồn lọc áp lực, các vật liệu lọc như cát thạch anh, than hoạt tính, và sỏi lọc nước được sử dụng để loại bỏ các chất độc còn lại trong nước thải, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ hoà tan và nguyên tố dạng vết.
Xả nước thải: Cuối cùng, nước thải được xả vào nơi tiếp nhận thông qua hệ thống đã được xây dựng từ trước.
Quy trình này giúp loại bỏ các chất độc hại và ô nhiễm khỏi nước thải sản xuất chất bán dẫn, đảm bảo rằng nước thải cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và an toàn cho môi trường và cộng đồng.
ETM là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải nói chung, xử lý nước thải chất bán dẫn nói riêng. Hệ thống được lắp đặt bởi ETM có hiệu quả cao trong việc xử lý nước, đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa nhờ vào các thiết bị được sản xuất trực tiếp tịa xưởng. Từ đó, tiết kiệm chi phí tối ưu cho nhà máy, doanh nghiệp.
Đừng để nước thải chất bán dẫn gây thiệt hại cho môi trường và sức khỏe. Hãy lựa chọn hệ thống xử lý nước thải của ETM, đảm bảo môi trường luôn trong lành và tiêu chuẩn. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua hotline 0923 392 868 để biết thêm chi tiết và nhận báo trong thời gian sớm nhất!