Email: etm.ckmt@gmail.com
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp đang ưu tiên lắp đặt hệ thống xử lý khí thải hơi hàn. Điều này giúp giảm thiểu tác động của khí thải hơi hàn đến môi trường và bảo vệ sức khỏe của công nhân. Việc sử dụng hệ thống xử lý khí thải hơi hàn là một giải pháp tối ưu để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra một cách triệt và bền vững.
Khí thải hơi hàn bao gồm hỗn hợp phức tạp các oxit kim loại, silicat, florua, các khí argon, helium, CO, CO2... Loại khí này được hình thành chủ yếu từ quá trình bay hơi của kim loại và chất hàn khi được làm nóng.
Khi khí thải hơi hàn nguội, hơi này sẽ ngưng tụ và tương tác với oxy trong không khí, tạo thành các phân tử nhỏ mịn. Những phân tử này có kích thước từ 0.01 µm - 1 µm.
Những phân tử này rất độc hại đối với công nhân, và những phân tử nhỏ hơn thường gây ra nhiều nguy hiểm hơn.
Khí thải hơi hàn phát sinh từ các hoạt động trong quá trình hàn như sau:
CO2 từ quá trình đốt cháy nhựa thông.
CO là sản phẩm phụ của khí bảo vệ CO2 trong quá trình hàn hồ quang.
O3 từ sự tương tác của hồ quang điện cùng với oxy trong khí quyển.
NOx trong quá trình đốt nóng oxy và nitơ trong khí quyển.
HCl và phosgene được tạo ra bởi phản ứng giữa tia cực tím và hơi từ dung môi clo (ví dụ, trichloroethylene, TCE).
Bên cạnh đó, nguồn khí thải hơi hàn cũng có thể được tạo ra từ sự phân hủy nhiệt của các lớp phủ vật liệu:
Các lớp phủ polyurethane có thể tạo ra HCN, formaldehyde, CO2, CO, NOx, hơi isocyanate.
Lớp phủ epoxy có thể tạo ra khí CO2 và CO.
Sơn vinyl có thể tạo ra HCl.
Lớp sơn chống rỉ photphat có thể giải phóng photphat từ quá trình hàn.
Ngoài ra, các khí thường được sử dụng trong quá trình hàn và cắt bao gồm CO2, argon, helium là khí bảo vệ hàn, acetylene, propane, butan là khí nhiên liệu, và oxy được sử dụng kết hợp với khí nhiên liệu và một lượng nhỏ trong một số hỗn hợp khí bảo vệ.
Khí thải hơi hàn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, Bộ Lao động Hoa Kỳ đã cảnh báo bao gồm:
Kích ứng mắt, cổ họng và mũi; buồn nôn; chóng mặt.
Sốt hơi kim loại, với các triệu chứng bao gồm ho, đau cơ và khớp, sốt, ớn lạnh.
Tổn thương thận, loét dạ dày, ảnh hưởng tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Bệnh hô hấp và tổn thương phổi.
Nguy cơ mắc ung thư.
Nguy cơ mắc hội chứng Parkinson.
Khó chịu và thậm chí ngạt thở, đặc biệt khi các khí như helium, argon và CO2 thay thế oxy trong không khí ở không gian kín.
Mức độ độc hại sẽ tùy thuộc vào vật liệu được hàn và các công nghệ hàn được sử dụng. Nó cũng phụ thuộc vào môi trường làm việc của thợ hàn.
Vì vậy, việc đảm bảo an toàn trong quá trình hàn, xử lý khí thải hơi hàn, bảo vệ sức khỏe của công nhân và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường là rất quan trọng trong các ngành công nghiệp sử dụng kỹ thuật hàn.
Hệ thống xử lý khí thải hơi hàn bằng phương án Tháp rửa khí rỗng và Hấp phụ bằng than hoạt tính hoạt động như sau:
Khí thải hơi hàn được hút và chụp lại, sau đó được dẫn vào Tháp rửa khí rỗng. Trong quá trình này, các hạt bụi từ quá trình hàn được tách ra và rửa sạch bằng nước trong tháp, và sau đó chảy xuống đáy tháp. Sau đó, khí thải hơi hàn tiếp tục đi qua Tháp Hấp Phụ bằng than hoạt tính.
Ở đây, các chất khí ô nhiễm, mùi nhựa thông và mùi khét có trong khí thải hơi hàn sẽ bị hấp phụ trên bề mặt than hoạt tính. Sau quá trình hấp phụ, khí trở nên sạch và được thải ra ngoài qua đường ống khói, được đẩy đi bằng quạt hút ly tâm.
Lượng nước cấp cho tháp rửa khí sẽ chảy về bể thu gom, sau đó tuần hoàn liên tục trong quá trình rửa khí. Tuy nhiên, do trong nước có các phần tử bụi ô nhiễm nên bể gom nước cần định kỳ thay thế nước mới.
Nước thải từ quá trình rửa khí cần được đưa về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy để đảm bảo việc xử lý môi trường hiệu quả và bền vững.
ETM là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xử lý khí thải nói chung, xử lý khí thải hơi hàn nói riêng. Hãy liên hệ với chung tôi ngay hôm nay qua hotline 0923 392 868 hoặc website để được tư vấn và giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất!