Báo giá/Hợp tác

Tiêu chuẩn ESG- Bộ tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh

Ngày đăng: 08/10/2024
Đăng bởi: Admin
  Môi trường
  Xã hội
  Quản trị doanh nghiệp

Khái niệm tiêu chuẩn ESG là gì?

ESG là viết tắt của ba từ: Môi trường (Environment), Xã hội (Social) và Quản trị doanh nghiệp (Governance). Đây là bộ ba tiêu chuẩn dùng để đo lường các yếu tố liên quan đến hướng đi và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

tiêu chuẩn esg-2

Tiêu chuẩn ESG giúp tổ chức xác định rủi ro và cơ hội, cũng như hiệu quả của việc áp dụng chúng trong hoạt động kinh doanh. Điểm số ESG được đánh giá dựa trên tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội và hiệu suất quản trị doanh nghiệp khi đối mặt với những ảnh hưởng này. Điểm ESG càng cao càng thể hiện sự thực hiện tốt về các tiêu chuẩn ESG.

Tiêu chuẩn ESG bao gồm đa dạng các vấn đề, chúng bắt nguồn từ các luật quốc tế, luật địa phương hoặc các thỏa thuận, nguyên tắc tại mỗi quốc gia.

Chi tiết về 3 trụ cột ESG

Khía cạnh được nhắc đến đầu tiên trong tiêu chuẩn này là E- Environmental, là chỉ tiêu đo lường mức độ doanh nghiệp tác động lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình sản xuất, quản lý, vận hành… Cụ thể:

Môi trường

Các tổ chức sẽ được xem xét về:

1. Biến đổi khí hậu

Tiêu chuẩn về biến đổi khí hậu sẽ dựa trên các cam kết quốc tế và trong nước, chính sách của quốc gia và quy định tại địa phương.

Tại Hội nghị COP26 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính quốc gia xuống 43.5% vào 2030 và không phát thải carbon vào 2050. Điều này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới mục tiêu ESG.

2. Năng lượng

Các doanh nghiệp thực hiện ESG cần đảm bảo sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả. Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng thay thế vô hạn như năng lượng mặt trời, gió tự nhiên để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo hoạt động bền vững.

tiêu chuẩn esg-3

3. Tài nguyên thiên nhiên

Tiêu chuẩn này bao gồm sự quản lý đất đai, nước, cây xanh, khoáng sản và không khí. Để đạt điểm ESG cao trong khía cạnh này, doanh nghiệp cần đảm bảo có giấy phép sử dụng tài nguyên đầy đủ và tham gia cải tạo, khôi phục khu vực bị ô nhiễm.

4. Xử lý và tái chế chất thải

Để đạt chuẩn ESG trong việc xử lý nước thải, xử lý khí thải… doanh nghiệp cần thống kê, danh sách chi tiết các loại chất thải nguy hại và thực hiện quy trình thu gom, phân loại, lưu trữ chúng một cách an toàn. 

Các chính sách được thực hiện để di chuyển và xử lý chất thải theo quy định. Tái chế và tái sử dụng chất thải cũng đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm tài nguyên.

tiêu chuẩn esg-4

Để đạt chuẩn ESG, doanh nghiệp có thể phát triển công nghệ mới để tạo ra tài nguyên mà không ảnh hưởng đến môi trường. Qua việc tuân thủ tiêu chuẩn ESG trong các khía cạnh này, các doanh nghiệp đang góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và góp phần bảo vệ môi trường.

Xã hội

Khía cạnh thứ hai trong tiêu chuẩn ESG chính là Xã hội (Social), giúp doanh nghiệp đánh giá các yếu tố liên quan đến môi trường xã hội như mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, đối tác, điều kiện làm việc của nhân viên, còn được gọi là Luật Lao động tại Việt Nam.

tiêu chuẩn esg-5

1. Quyền riêng tư và bảo mật

Tiêu chuẩn ESG yêu cầu sự tuân thủ đối với quy định và luật về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, mặc dù lĩnh vực này vẫn đang phát triển ở Việt Nam. Để thực hiện ESG, các doanh nghiệp cần sự cho phép của chủ sở hữu trước khi thu thập, sử dụng hoặc xử lý dữ liệu của họ. 

Việc bảo vệ thông tin cá nhân là cốt lõi, và các biện pháp bảo mật phải được cam kết và thực hiện.

2. Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập

Tiêu chuẩn ESG đánh giá tính đa dạng, công bằng và hòa nhập dựa trên quy định của Luật Lao động. Các tổ chức không được phân biệt đối xử với nhân viên dựa trên giới tính, màu da, chủng tộc, tôn giáo hoặc tầng lớp xã hội. Nhân viên nam và nữ phải được đối xử công bằng về mọi mặt: công việc, cơ hội thăng tiến, và lương thưởng.

3. Môi trường làm việc an toàn

Tiêu chuẩn ESG đảm bảo môi trường làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe cho nhân viên. Các trường hợp ép buộc lao động, ngược đãi, bóc lột, và quấy rối là cấm kịch đối với ESG. Các quy định về lao động trẻ em và điều kiện làm việc cũng được quan tâm nghiêm túc.

4. Điều kiện làm việc

Tiêu chuẩn ESG dựa trên quy định của pháp luật tại Việt Nam để đánh giá điểm số cho doanh nghiệp, bao gồm mức lương, giờ làm việc, chăm sóc sức khỏe, và chính sách bảo hiểm.

Việc tuân thủ và thực hiện ESG trong các khía cạnh xã hội này giúp các doanh nghiệp tạo môi trường làm việc bền vững, đa dạng và công bằng, tạo lợi ích cho nhân viên và cộng đồng xung quanh.

Quản trị doanh nghiệp

Khía cạnh cuối cùng của tiêu chuẩn ESG là Quản trị (Governance), bao gồm các yếu tố liên quan đến việc quản lý tổ chức để đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch, đạo đức kinh doanh và tuân thủ các quy định địa phương.

tiêu chuẩn esg-6

1. Công bố báo cáo ESG

Tiêu chuẩn ESG yêu cầu các doanh nghiệp công bố thông tin và kết quả hoạt động hàng năm, như việc khai thác và sử dụng tài nguyên, chính sách lao động, báo cáo tài chính, đóng góp cho cộng đồng và các hoạt động khác. 

Những báo cáo này phải được nộp công khai cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán.

2. Chống hối lộ và tham nhũng

Tiêu chuẩn ESG quan tâm đến việc chống hối lộ và tham nhũng, và các doanh nghiệp phải tuân thủ luật Phòng chống hối lộ và tham nhũng, luật Hình sự của Việt Nam.

3. Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị

Tiêu chuẩn ESG đánh giá tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị, bao gồm nguồn gốc, giới tính và lý lịch của các thành viên. Luật pháp Việt Nam cũng quy định rằng trong một số trường hợp, hội đồng quản trị cần phải có sự độc lập, ví dụ như 1/5 thành viên của hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết phải độc lập.

Trên đây là danh sách các tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp cần tuân thủ khi thực hiện ESG. Để đảm bảo tuân thủ và hoàn thành tốt các tiêu chuẩn này, các lãnh đạo cần nắm vững kiến thức về ESG và thực hiện quản trị phù hợp theo các khung pháp lý và thông lệ hiện hành của ESG.

Đặc biệt, vấn đề đầu tư phát triển cần đi đôi với bảo vệ môi trường vẫn chưa được chú trọng. Các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường và thực hiện các biện pháp cụ thể như lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải... nhằm đảm bảo rằng chất thải nguy hại sẽ không (hoặc sẽ được hạn chế tối đa) thải ra môi trường. 

Điều này là một phần quan trọng của việc thực hiện tiêu chuẩn ESG, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh doanh và bảo vệ môi trường bền vững.

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 688/115 Quang Trung, Phường 11, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Trụ sở: Ô 15 lô B, khu đô thị mới Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0283 6208 102
Hotline: 0923 392 868
Email: sales@moitruongetm.vn
Website: http://moitruongetm.vn & http://cokhimoitruong.com.vn
Facebook: Công ty CP cơ khí môi trường ETM
Chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho việc xử lý nước thải TẠI ĐÂY
Xử lý nước thải hợp khối | Cơ khí môi trường | Vật tư dùng xử lý nước cấp | Vật tư dùng xử lý nước thải | Thiết bị đo, kiểm soát
Các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty:
Xử lý nước cấp.
Xử lý nước thải.
Xử lý khí thải
Xử lý môi trường.
Cơ khí công nghiệp.
Cơ khí xây dựng.
Bảo trì và nâng cấp hệ thống.
0923 392 868
Icon

ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG