Báo giá/Hợp tác

Môi trường đô thị và vấn đề xử lý rác thải

Ngày đăng: 07/10/2024
Đăng bởi: Admin
 Có lẽ chưa bao giờ vấn đề môi trường và xử lí rác thải lại đươc các quốc gia đặc biệt quan tâm như hiện nay và Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoại lệ. Vệ sinh môi trường đô thị với hai trọng tâm lớn là nước thải và rác thải được xem là thách thức cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
 
 Ngày nay trên báo chí và các thông tin đại chúng ta thường thấy xuất hiện các cum từ khá quen thuộc như “ biến đổi khí hậu” ,“ hiệu ứng nhà kính” , “ rác thải và đô thị” … Điều đó chứng tỏ con người đã và đang nhận ra những tác hại khôn lường của việc ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống. Dường như thiên nhiên đang “ nổi giận” và “đáp trả” quyết liệt đối với những hành động mà con người gây ra chỉ vì những lợi ích trước mắt. Chúng ta có thể bắt gặp rác thải ở khắp nơi: trên đường phố, ở các con sông, ở các khu chợ, ở các khu vui chơi công cộng, thậm chí ở các khu dân cư,… Theo số liệu thống kê hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8triệu tấn /1năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9triệu tấn/1năm (chiếm 54% ) lượng chất thải rắn còn lại tập trung tại các huyện lỵ , thị xã thị trấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22triệu tấn/ 1năm.
 

 Như vậy với lượng gia tăng chất thải rắn sinh hoạt như trên thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khoẻ cộng đồng là rất đáng báo động. Mặc dù trong những năm gần đây, dịch vụ cấp thoát nước và vệ sinhmôi trường đã được cải thiện đáng kể tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ân Độ và cả Việt Nam , bộ mặt đô thị đã có nhiều khởi sắn, nhưng vấn đề xử lí nước thải, chất thải rắn ở các đô thị vẫn còn nhiều bất cập. Ở đa số khu đô thị và khu công nghiệp, nhiều loại nước thải độc hại chưa qua xử lí vẫn còn xả trực tiếp xuống sông , hồ gây ô nhiễm ở mức độ đáng báo động. Bên cạnh đó nhưng bãi chon lấp rác chưa hợp chuẩn không những ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà còn dẫn đến những thiệt hại kinh tế lớn. Theo ngân hang thế giới, mức thiệt hại kinh tế do thiếu quy hoạch quản lí nước thải và chất thải hợp lí đã chiếm 1,3% đến 1,5% thu nhập quốc dân tại các nước Châu Á. Khi kinh tế đang ở thời kì suy thoái, mức thiệt hại này còn cao hơn nữa, do nhiều doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu ra bằng cách giảm đầu tư cho môi trường.
 
 Nguyên nhân chủ yếu là chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ, thiếu sự phối hợp chung trong đầu tư xây dựng và quản lí vận hành, chưa huy động tốt các nguồn lực trong xã hội trong việc xử lí nước thải và chất thải. Bên cạnh đó là sức ép của quá trình đô thị hoá, gia tăng dân số, di dân tập trung cao tại các đô thị lớn đã gây tình trạng quá tải về hạ tầng kĩ thuật. Một trở ngại nữa là trong khi nhiều nước đã có những luật lệ, quy tắc khá đầy đủ về quản lí môi trường đô thị, quản lí chất thải rắn, cải cách, thúc đẩy ngành thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị phát triển bền vững thì việc triển khai đưa vào cuộc sống lại gặp nhiều khó khăn và không suôn sẻ như mong đợi vì nhiều lí do. Những vi phạm vẫn diễn ra , công khai hoặc lén lút. Rác vẫn được đổ và xả bừa bãi ra đường phố, song suối, đồng ruộng hoặc lén lút chon vào đất. Đủ loại khí thải độc hại được toả lên không trung, gây ô nhiễm môi trường, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu.
 
 Như vậy để xử lí vấn đề này chúng ta cần có những giải pháp nào? Trước hết cần phải phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan như : Bộ tài chính, Bộ Tài Nguyên và môi trường, Bộ Khoa học và công nghệ để giải quyết bài toán rác thải, nước thải. Cần quy hoạch hệ thống hạ tầng kĩ thuật phải đồng bộ và phù hợp với quy hoạch xây dưng phát triển đô thị, cần xây dưng chiến lược ngành, phát triển khung pháp lí, cần tiến hành đánh giá và điều chỉnh mức phí nước thải cho phù hợp.
 
 Đối với tỉnh ta, một tỉnh đang trên đà phát triển thì vấn đề vệ sinh môi trường và xử lí rác thải là vấn đề cần được đưa lên hàng đầu trong quá trình tiến tới phát triển một nền kinh tế bền vững. Các ban ngành cơ quan trong toàn tỉnh cũng đã đề ra và thu hút những phong trào tình nguyện tham gia bảo vệ môi trường và thực hiện một cách rất nghiêm túc. Song để những phong trào trên đi vào hiệu quả thì cần phải có một quá trình và cần một sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Hay nói như một chuyên gia về môi trường của Đức : “ Vấn đề rác thải, nước thải là việc đưa ra chính sách liên quan đến cung cấp nước, xử lí nước thải, rác thải là vấn đề chung của mọi người. Nước là nguồn tài nguyên của cả cộng đồng nên khi làm việc với nó chúng ta không đươc xem lợi nhuận là mục tiêu số một. Để những con sông bị ô nhiễm đến mức giết chết mọi thể sống hồi sinh được cũng cần những nỗ lực hết sức to lớn và thời gian”
0923 392 868
Icon

ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG